Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?

Tai biến mạch máu não hiện đang là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao hàng thứ 2 trên thế giới chỉ xếp sau bệnh tim. Căn bệnh này không loại trừ bất kì đối tượng nào. Vậy tai biến mạch máu não có thể chữa khỏi được hay không? Các bạn có thể tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.

Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? 1

Những số liệu đáng “báo động” về bệnh tai biến mạch máu não

Mỗi năm trên thế giới có đến 15 triệu người bị tai biến – theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong đó, có 5 triệu trường hợp bị tử vong và 5 triệu trường hợp phải chịu đựng di chứng vĩnh viễn do tai biến để lại. Căn bệnh này đã để lại một gánh nặng lớn với gia đình người bệnh và toàn thể xã hội, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Ở nước ta, hằng năm các bệnh viện tiếp nhận hơn 200.000 ca tai biến mạch máu não, trong đó hơn 50% từ vong, một nửa còn lại có thể sống sót nhưng chịu ít nhiều di chứng nghiêm trọng khác nhau, 10% bị tàn tật vĩnh viễn phải phụ thuộc vào người khác.

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh trên khắp cả nước, thì trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện điều trị do tai biến tăng lên từ 1,7%-2,5%, trong đó đối tượng điều trị là nam giới có tỉ lệ cao gấp 4 lần nữ giới.

Một điều đáng lo ngại là nhóm bệnh nhân bị tai biến có xu hướng ngày càng trẻ hóa, các trường hợp này chiếm 1/3 tổng số các ca bị tai biến. Thậm chí, những thanh niên ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn nữa cũng đang có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Theo thống kê, thì số trường hợp bị tai biến cho nhóm đối tượng này vào khoảng 83.000 người/ năm.

Bệnh tai biến mạch máu não có thể chữa khỏi được không?

Bệnh tai biến mạch máu não có thể chữa khỏi được không? 1

Tai biến mạch máu não là một bệnh nguy hiểm, vì thế việc điều trị cũng không đơn giản.

Bệnh có được chữa khỏi hay không cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như là:

  • Người bệnh gặp phải loại tai biến nào, nhồi máu não hay xuất huyết não?
  • Phần não bị tổn thương nằm ở vùng nào, trái hay phải bán cầu não?
  • Khoảng thời gian phát hiện và bắt đầu được điều trị là khi nào?
  • Tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh tật trước đó….

Dựa theo dạng tai biến bệnh nhân gặp phải

Trường hợp 1: Bệnh nhân gặp phải một cơn tai biến nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu thoáng qua.

Với trường hợp này, người bệnh thường có thể tự hồi phục mà không cần can thiệp y tế khẩn cấp và cũng rất hiếm khi xảy ra biến chứng.

Các triệu chứng của một cơn tai biến thoáng qua cũng giống như triệu chứng của một cơn tai biến thực sự, nhưng thời gian diễn ra nhanh chóng chỉ khoảng vài phút. Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết Đột quỵ nhẹ là gì?

Tuy nhiên, cơn tai biến nhẹ có thể là lời cảnh báo sớm về 1 cơn tai biến nguy hiểm thực sự sẽ đến trong tương lai. Vì vậy, bản thân người bệnh cần chủ động thăm khám để lắng nghe thêm những hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, giúp phòng ngừa bệnh tật lâu dài, tránh nguy cơ tái phát.

Trường hợp 2: Bệnh nhân bị nhồi máu não

Đây là loại tai biến mạch máu não phổ biến nhất, chiếm tới hơn 80% trong tổng số các ca tai biến. Trường hợp này xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn bởi một cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa động mạch vỡ ra chặn dòng chảy của máu khiến cho quá trình cấp máu lên não bị ngưng trệ.

Trường hợp 3: Bệnh nhân bị xuất huyết não

Những ca tai biến xuất huyết não có tỷ lệ thấp hơn chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số các trường hợp bị tai biến. Tuy nhiên, đây lại là dạng đột quỵ nguy hiểm nhất vì tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn và có khả năng để lại những di chứng nặng nề nhất.

Về mặt thời gian

Theo các chuyên gia y tế, khung thời gian vàng để giúp điều trị và cứu sống bệnh nhân bị tai biến nằm trong khoảng thời gian từ 3 -4h (kể từ khi có dấu hiệu phát bệnh, đến khi bắt đầu điều trị). Người bệnh được phát hiện và đưa tới bệnh viện càng sớm thì tỷ lệ sống sót càng cao, biến chứng càng ít.

Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời trong khoảng thời gian vàng, thì nguy cơ tử vong cao, bệnh nhân có thể sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề như mất khả năng nói, rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác, yếu liệt tay chân thậm chí là liệt vĩnh viễn không có khả năng hồi phục.

Do đó, hành động nhanh chóng có tính quyết định quan trọng tới cơ hội sống sót và khả năng phục hồi của bệnh nhân tai biến. Khi thấy có dấu hiệu bất thường đừng đi ngủ hay chờ đợi triệu chứng biến mất, việc cần thiết nhất là mau chóng gọi cấp cứu, không nên tự ý lái xe hoặc nhờ người khác dùng phương tiện cá nhân để đưa đi bệnh viện.

Dựa theo độ tuổi

Trường hợp bệnh nhân xuất huyết não đã cao tuổi và có tình trạng nặng nay từ đầu thì khả năng sống sót rất thấp và khó cải thiện biến chứng dù có điều trị tốt hoặc có tập vật lý trị liệu trong thời gian dài.

Trường hợp, bệnh nhân trẻ tuổi bị tai biến nhẹ chỉ yếu liệt nhẹ ở một phần cánh tay hoặc chân, đồng thời được phát hiện sớm thì có khả năng hồi phục cao.

KẾT LUẬN

Tai biến mạch máu não – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà chẳng ai muốn gặp phải. Nó có thể tìm đến chúng ta bất cứ lúc nào, đặc biệt là với những người thuộc nhóm có nguy cơ cao bị mắc bệnh này bao gồm: người bị béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh về tim, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu.

Vì thế để ngăn chặn tai biến xảy ra trong tương lai thì mọi người cần chuẩn bị trước cho mình một kế hoạch phòng ngừa lâu dài. Duy trì lối sống lành mạnh là chìa khóa vàng giúp bạn phòng ngừa được 80% nguy cơ bị tai biến. Vì thế việc thay đổi thói quen ăn uống, chế độ tập luyện và thăm khám sức khỏe định kì có ý nghĩa rất quan trọng.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cách phòng ngừa bệnh tai biến trong bài viết này: Cần làm gì để phòng ngừa tai biến xuất hiện?

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến