Thiếu máu não: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Có đến 80% người Việt Nam mắc phải chứng thiếu máu não. Bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để. 

Thiếu máu não là gì?

Não bộ của con người chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng toàn bộ cơ thể song nó lại cần tới 20% lượng máu cung cấp từ tim, 25% oxy trong máu, 25% glucose để giúp cho các tế bào não có thể duy trì hoạt động bình thường. Một khi quá trình cung cấp máu bị ngưng trệ hay còn gọi là thiếu máu não thì sẽ dẫn đến thiếu một trong các yếu tố kể trên – gây ra hiện tượng rối loạn các chức năng của não bộ.

Trước đây, thiếu máu não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi (phổ biến là những người già trên 60 tuổi). Tuy nhiên, ngày nay nó đang dần có xu hướng trẻ hóa đặc biệt với tầng lớp lao động trí óc, giới văn phòng.

Thiếu máu não là gì? 1

Triệu chứng điển hình của thiếu máu não

Đau đầu

Đau đầu có thể là triệu chứng xuất hiện mỗi khi căng thẳng, nó cũng là dấu hiệu chung của nhiều bệnh về thần kinh khác cũng như chứng thiếu máu não.

Với đau đầu do thiếu máu não, ban đầu người bệnh chỉ đau nhói một vùng đầu cố định, sau đó cơ đau sẽ lan khắp đầu. Bạn cũng có thể cảm thấy bị nặng đầu, nhất là khi di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy

Xem thêm: 6 mẹo giúp giảm đau đầu nhanh mà không cần dùng thuốc

Đau đầu 1

Đau đầu là triệu chứng điển hình của thiếu máu não

Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng

Thông thường thì khi mệt mỏi hay bị ốm sốt, chúng ta đều có thể gặp phải các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu ở trong trạng thái cơ thể bình thường mà có các biểu hiện hoa mắt chóng mặt một cách bất ngờ hoặc thoáng quá thì cần phải hết sức lưu ý – vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu não. Người bị thiếu máu não còn dễ bị ù tai ngay cả khi đang trong không gian yên tĩnh.

Nếu gặp phải tình trạng này một cách bất ngờ thì bạn hãy dựa vào đâu đó hoặc ngồi xuống để tránh té ngã.

Tê mỏi chân tay

Căn bệnh này có thể gây ra cảm giác tê bì ở đầu ngón tay ngón chân, có lúc thấy như có kiến bò râm ran dưới da. Nhiều người còn bị đau mỏi vai gáy khiến các cử động vận động bị ảnh hưởng, đi lại không thoải mái. Trong trường hợp nguy kịch gây ra thiếu máu cục bộ làm, người bệnh có thể bị tê liệt mặt, cứng hàm, cứng môi, khó khăn khi nói.

Thị lực suy giảm

Hệ thống các dây thần kinh trong não theo một cấu trúc rất phức tạp, việc thiếu máu lên não có thể gây suy não, từ đó có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ não và thiếu oxy máu, ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt, biểu hiện chủ yếu là mắt bị mờ một hoặc cả hai bên, hoa mắt, dây thần kinh võng mạc bị ảnh hưởng.

Đau dọc sống lưng

Người bệnh thiếu máu não còn có thể bị đau dọc sống lưng, đôi khi cảm thấy lạnh sống lưng, đau dọc vai gáy

Mất ngủ

Các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chờn vờn, thường gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm… cũng có thể cảnh báo tình trạng tuần hoàn máu lên não bị chậm hoặc tắc nghẽn. Không những vây, máu không được cấp kịp thời tới não còn có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, rối loạn về tâm lý thậm chí là trầm cảm nếu không được chữa trị kịp thời.

Mất ngủ 1

Thiếu máu não gây tình trạng mất ngủ

Ngoài ra, những dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, hay lo lắng, hồi hộp, đổ mồ hôi tay, đánh trống ngực… cũng cần đặc biệt được lưu ý.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu não là gì?

Một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể có thể gây ra thiếu máu não như là:

  • Xơ vữa động mạch: mạch máu bị thu hẹp bởi các mảng bám là chất béo, do đó đường truyền của máu khó khăn lưu thông hơn hơn và dễ gây tắc mạch máu.
  • Chấn thương cột sống, thoái hóa đốt sống cổ: khi các đốt sống bị tổn thương chúng sẽ tác động chèn ép tới mạch máu làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu lên não
  • Co mạch máu
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn mỡ máu
  • Bệnh béo phì
  • Các bệnh liên quan đến tim mạch: sự co bóp và các chức năng của tim mạch bị suy giảm gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu trong cơ thể.

Các yếu tố rủi ro xuất phát từ thói quen sống:

  • Thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia
  • Lười vận động thể lực
  • Lao động trí óc với cường độ cao, ngồi làm việc bên máy tính, điện thoại thời gian dài
  • Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều dầu mỡ và chất béo
  • Hay gối cao đầu khi ngủ

Các yếu tố khác:

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não, đó là:

  • Tuổi: tuổi càng cao nguy cơ càng lớn
  • Giới tính: Nam thường bị nhiều hơn nữ

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Các biến chứng của thiếu máu não vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Khi máu không được cung cấp kịp thời lên não, chỉ trong vòng 10s ngưng trệ các mô não bắt đầu rối loạn, lâu hơn 4 phút các tế bào não chết dần mà hoàn toàn không có khả năng hồi phục. Tùy thuộc vào các mức độ thiếu máu lên não mà có thể gây ra các biểu hiện và biến chứng khác nhau.

Thiếu máu não có thể gây ra bệnh mất ngủ mãn tính, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress kéo dài, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và học tập thậm chí có thể gây ra trầm cảm kéo dài.

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cơn thiếu máu não xuất hiện đột ngột trong khi bạn đang làm việc trên cao, dưới sông hồ,… hoặc lái xe, vì đây sẽ là tình huống có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông rất lớn.

Điển hình nhất là rủi ro gây ra các cơn đột quỵ não (tai biến mạch máu não – mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 trường hợp bị tai biến và gần một nửa trong số đó tử vong) khiến bệnh nhân có thể đột tử ngay hoặc gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề sau tai biến như là liệt toàn thân hoặc  một vài phần trên cơ thể, mất giọng nói, mất trí nhớ…Người bệnh cần rất nhiều thời gian, chi phí và nhiều yếu tố khác để có thể phục hồi sau đột quỵ.

Thiếu máu não điều trị  và phòng ngừa thế nào?

Điều trị từ các bệnh lý tiềm ẩn

Bệnh nhân thiếu máu não cần được thăm khám và sàng lọc các căn bệnh tiềm ẩn có thể dẫn đến thiếu máu não như là xơ vữa động mạch, tim, bệnh béo phì. Sau đó tiến hành điều trị các căn bệnh tiềm tàng này để ngăn chặn nguy cơ gây ra thiếu máu não.

Chẳng hạn, những người bị xơ vữa động mạch thì có thể được can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ những mảng bám xơ vữa, giúp lưu thông dòng máu. Những người bị béo phì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng đặc biệt giúp giảm cân, điều hòa huyết áp và lượng đường huyết về mức bình thường…

Các phương pháp hỗ trợ điều trị

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não, cần phải thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học hơn, bao gồm:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên sử dụng rau xanh, bổ sung các vitamin và khoáng chất hàng ngày
  • Từ bỏ các thói quen xấu như: dùng nhiều máy tính, điện thoại; ngủ kê cao gối…
  • Cai thuốc lá, rượu bia, hạn chế sử dụng các chất kích thích
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không để xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì
  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh ngôi lâu ở một vị trí,…
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính: luôn theo dõi và kiểm tra các chỉ số về huyết áp, đường huyết, kiểm soát mỡ máu…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

Một vài phương pháp hỗ trợ khác như là

  • Châm cứu
  • Bấm huyệt
  • Xoa bóp
  • Xông hơi

Thuốc điều trị thiếu máu não

Nhóm 1: thuốc làm giảm các triệu chứng do thiếu máu não và cải thiện tuần hoàn máu não

Nhóm thuốc này có tác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến tế bào não, giúp các thành động mạch bị hẹp, bị chèn ép có thể giãn ra một phần đáng kể. Có thể kể một số loại thuốc như:

  • Cinnarizin: tăng cường cung cấp oxy và máu lên não nhờ tác dụng giảm hoạt tính của các chất gây ra hiện tượng co thắt mạch máu.
  • Cerebrolysin: Điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường sự dẫn truyền máu lên não…
  • Piracetam: thúc đẩy oxy và glucose lên não, cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất tập trung…
  • Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên ( Saponin tam thất, rutin, ginkgo biloba…)có tác dụng hoạt huyết dưỡng não điều hòa sự chuyển hóa máu lên não.

Nhóm 2: thuốc cung cấp dưỡng chất cho máu (Sắt, vittamin B và C) – hỗ trợ điều trị

***

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng sản phẩm Bình An Nano – đột phá công nghệ Nano, một sản phẩm của nhà máy Nano sinh phẩm Vietlife, mang đến cho người dùng trải nghiệm về một dòng sản phẩm mới, cao cấp với hiệu quả nhanh, mạnh, toàn diện.

Thuốc điều trị thiếu máu não 1

Bình An Nano là sự kết hợp của ba loại Nano dược liệu quý gồm: Nano Panax notoginseng saponin NDN (hay còn gọi là Nano saponin Tam thất NDN), Nano Rutin NDN và Nano Ginkgo biloba NDN. Cả 3 loại Nano Dược liệu này đều có tác dụng chống thiếu máu não, tăng cường dòng máu não, bảo vệ não khỏi tình trạng thiếu oxy nên cực kỳ hiệu quả với bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não.

Ngoài ra, các thành phần này còn có rất nhiều tác dụng bổ trợ khác như cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung, điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não… Việc sản xuất dưới dạng Nano giúp cải thiện độ tan, độ hấp thu, sinh khả dụng của 3 hoạt chất đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ khi dùng dạng thông thường. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo trên trang website fb88.

Thu Quỳnh

4.3/5 (4 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến