Các dạng đột quỵ có mấy dạng? Dạng nào nguy hiểm nhất?

Có 3 dạng đột quỵ (tai biến mạch máu não) khác nhau: đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết và các cơn thiếu máu não thoáng qua. 

Cùng tìm hiểu chi tiết về các dạng đột quỵ:

1/ Đột quý do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là gì?

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ còn được gọi là đột quỵ nhồi máu não, chiếm khoảng 80% các trường hợp bị đột qụy. Nó xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn bởi những cục máu đông, hẹp xơ vữa động mạch hoặc huyết khối.

Nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu cục bộ:

Đột quỵ do huyết khối: 

Trong cuộc sống hằng ngày, sự động máu là một cơ chế quan trọng giúp chúng ta cầm máu nếu trên cơ thể xuất hiện bất kì vết thương nào. Tuy nhiên, những cục máu đông xuất hiện trong mạch máu não lại rất nguy hiểm vì nó có thể bị tắc lại ở một động mạch nào đó làm gián đoạn lưu lượng máu và gây ra đột quỵ.

Đa phần, các trường hợp đột quỵ do huyết khối đều xuất phát từ hiện tượng tích tụ chất béo trong thành động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Khi những mảng chất béo này vỡ ra sẽ làm cho máu bị hoạt hóa và đông lại gây tắc nghẽn động mạch.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu: khối máu đông nằm ở các tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là tĩnh mạch ở chân cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra đột quỵ.

Đột quỵ do tắc mạch não: 

Một cục máu đông bất kì hình thành ở đâu đó trong cơ thể (đa phần là ở tim) có thể đi theo dòng máu và di chuyển lên não. Khi ở trong não, nếu cục máu này di chuyển tới một mạch máu quá nhỏ thì nó sẽ bị mắc kẹt tại đó khiến máu không thể thông suốt, từ đó gây ra đột quỵ.

Đột quỵ lỗ khuyết:

Đột quỵ lỗ khuyết chủ yếu là do tắc nghẽn một mạch máu nhỏ ở vùng hạch nền, tiểu não, cầu não, cánh trước của bao trong. Loại đột quỵ này ít xuất hiện hơn so với 2 loại trên và thường xảy ra ở những người bị cao huyết áp hoặc tiểu đường.

Nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu cục bộ: 1

Các dấu hiệu của đột quỵ thiếu máu cục bộ

  • Đột ngột bị tê liệt mặt, cánh tay hoặc chân – thông thường các triệu chứng này chỉ biểu hiện ở một bên của cơ thể.
  • Méo miệng, má rủ xệ, sụp mí
  • Khó khăn khi nói chuyện: nói ngọng, nói lắp, gặp vấn đề với việc sử dụng từ ngữ phù hợp…
  • Đau đầu dữ dội
  • Đột ngột mất thăng bằng
  • Đi lại khó khăn
  • Chóng mặt
  • Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ

Những ai dễ bị đột quỵ thiếu máu cục bộ?

Chứng xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra những cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. Ngoài tác nhân này thì một người có thể bị đột quỵ thiếu máu cục bộ bởi các yếu tố rủi ro sau:

  • Người già trên 60 tuổi
  • Hút nhiều thuốc lá
  • Bị các bệnh về tim mạch ((hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, thông liên nhĩ…)
  • Đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Bệnh lý đông máu
  • Dị dạng mạch máu
  • Chấn thương mạch máu ở cổ
  • Sử dụng nhiều thuốc tránh thai
  • Tiền sử trong gia đình từng có người bị đột quỵ

2/ Đột quỵ do thiếu máu thoáng qua

Thực chất, đột quỵ thiếu máu thoáng qua là một cơn đột qụy thiếu máu cục bộ nhỏ. Nó xảy ra khi nguồn máu cung cấp lên não bị ngưng trệ trong một thời gian ngắn.

Các triệu chứng tương đương với đột quỵ thiếu máu cục bộ nhưng thường chỉ xảy kéo dài khoảng vài phút. Dạng đột quỵ này chủ yếu là do sự tắc nghẽn mạch máu tạm thời.

Những cơn đột quỵ thoáng qua thường là dấu hiệu cảnh báo sớm rằng bạn có thể bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong tương lai. Do đó khi gặp các triệu chứng thoáng qua tốt nhất nên đi khám và điều trị từ sớm.

Người bị đột quỵ thiếu máu thoáng qua không nên lái xe trong vòng 2 tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện. Điều đó giúp đảm bảo an toàn trên đường đi, tránh gây ra các tai nạn nguy hiểm một khi cơn đột quỵ đột ngột tái diễn.

3/ Đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ do xuất huyết là gì?

Khi một động mạch hoặc tĩnh mạch nào đó trong não bị vỡ khiến cho máu chảy tràn ra các mô xung quanh tạo thành ổ máu tụ thì được gọi là đột quỵ xuất huyết.

 

Đột quỵ do xuất huyết là gì? 1

Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết

Phình động mạch là nguyên nhân chính của hầu hết các ca bị đột quỵ xuất huyết. Khi động mạch yếu, mỏng và chịu áp lực mạch sẽ căng phồng và bị vỡ ra gây rò rỉ máu vào mô não xung quanh.

  • Xuất huyết dưới nhện: là tình trạng mạch máu bị vỡ tràn vào khoang dưới nhện.
  • Xuất huyết nội sọ: mạch máu bị vỡ thường do huyết áp tăng cao, tiểu đường hoặc chấn thương bất ngờ ở đầu.
  • Xuất huyết trong não thất: vị trí vỡ mạch máu nằm sát thành não thất.

Dấu hiệu của đột quỵ xuất huyết

Các triệu chứng đột quỵ xuất huyết thường tăng dần trong vài phút hoặc vài giờ, mặc dù xuất huyết dưới nhện có thể xuất hiện đột ngột. Một số điều có thể xảy ra:

  • Đau đầu dữ dội (một số người mô tả đó là “cơn đau đầu tồi tệ nhất họ từng gặp phải”)
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Méo miệng, lác mắt, sụp mí
  • Liệt nửa người hoặc chỉ liệt 1 tay hay 1 chân
  • Lú lẫn, hôn mê
  • Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
  • Vấn đề về thị lực
  • Bí tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ

Những ai dễ bị đột quỵ xuất huyết?

  • Người già trên 65 tuổi
  • Chứng phình động mạch
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Rối loạn đông cầm máu
  • Dị dạng động – tĩnh mạch
  • Béo phì
  • Thói quen sống không khoa học (hay sử dụng chất kích thích, lười tập thể dục, ăn thực phẩm không lành mạnh)
  • Từng bị đột quỵ trước đây hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh này

Dạng đột quỵ nào nguy hiểm hơn?

Mặc dù đột quỵ xuất huyết chỉ chiếm 15% trong tổng số các ca đột qụy nhưng nó là loại đột quỵ nguy hiểm nhất. Đột quỵ xuất huyết có nguy cơ tử vong cao hơn đồng thời để lại biến chứng nguy hiểm lâu lài.

30% bệnh nhân đột quỵ có thể hồi phục, đi lại được và 30% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn. Tàn phế có 2 cấp độ:

Tổn thương nhẹ: có thể tự chăm sóc bản thân nhưng không thể quay lại công việc quan đầu. Người bệnh có thể bị rối loạn nhẹ một số chức năng vận động, nhận thức cơ bản.

Tổn thương nặng: không thể tự sinh hoạt cá nhân, phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Trường hợp nặng nhất là nằm liệt giường hoàn toàn, mất đi chức năng nhận thức, ngôn ngữ, cảm giác…

Đối với những trường hợp bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thì tỷ lệ tử vong khoảng 15 -20% và có thể chữa khỏi nếu đến viện sớm trong những giờ đầu kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ.

Phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại đột quỵ

Trong điều trị đột quỵ, điều quan trọng với các chuyên gia y tế là cần phải xác định nhanh chóng loại đột quỵ mà bệnh nhân gặp phải.

Thông qua các biện pháp kiểm tra như xét nghiệm dịch não tủy, chụp cắt lớp vi tính sọ não, xét nghiệm máu, siêu âm tim, ghi điện tim…Chuyên gia y tế sẽ phân loại đột quỵ đồng thời chẩn đoán tình trạng cụ thể và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Thông thường, đột quỵ thiếu máu cục bộ được điều trị bằng thuốc tan cục máu đông và thuốc làm loãng máu, xem chi tiết thuốc điều trị đột quỵ tại bài viết: Các loại thuốc điều trị và phòng chống đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Đột quỵ xuất huyết nghiêm trọng hơn nhiều – do đó các bác sĩ phải chạy đua với thời gian để khắc phục tình hình nhanh chóng nhất, thong thường bệnh nhân sẽ phải điều trị bằng cách phẫu thuật lấy ổ máu tụ hoặc can thiệp nội mạch.

Khung thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là 3 – 4h kể từ lúc một người có dấu hiệu đột quỵ. Nếu bạn phát hiện ai đó có những dấu hiệu này thì cần xử trí nhanh chóng và chính xác để có thể giúp cứu sống người bệnh và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, xem thêm bài viết: Nên và không nên làm gì khi gặp người bị đột quỵ – tai biến?

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến