Bệnh đột qụy – điều trị và phòng tránh thế nào?

Bệnh đột qụy - điều trị và phòng tránh thế nào? 1
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là căn bệnh nguy hiểm chung của toàn xã hội có nguy cơ tử vong tới 50%. Quá trình điều trị không phải chỉ diễn ra trong bệnh viện mà nó bắt đầu ngay từ khoảng thời gian trên đường đưa bệnh nhân đi cấp cứu đến lúc hồi phục chức năng sau đột qụy. Sau đây là toàn bộ quy trình điều trị đối với bệnh nhân bị đột quỵ

1/ Sơ cứu bệnh nhân

Đầu tiên, nếu phát hiện ai đó bị đột quỵ, chúng ta cần mau chóng liên hệ tới tổng đài 115 để đưa bệnh nhân đi cấp cứu, đặc biệt là trường hợp nạn nhân đã ngất xỉu thì tuyệt đối không được tự ý lái xe đưa họ tới bệnh viện.

Người sơ cứu có thể thực hiện hồi sức tim phổi nếu đã biết cách hoặc làm theo chỉ dẫn của tổng đài viên trong lúc chờ xe tới.

>>> Bạn có thể xem thêm chi tiết: Hướng dẫn cách xử trí và sơ cứu khi gặp một người bị đột quỵ

Khi xe vận chuyển đến nơi, chuyên gia y tế cần phải kiểm tra các chỉ tiêu sinh tồn của nạn nhân như là: nhịp tim, nhịp thở, mức huyết áp…Nếu như các chỉ số này ở mức nguy hiểm thì không nên vận chuyển vì người bị đột quỵ có thể tử vong trên đường đi cấp cứu, do đó cần phải liên lạc cho tuyến trên để đến chi viện tại chỗ ngay lập tức.

Ngay cả khi đang trên đường di chuyển tới cơ sở y tế, các chuyên viên y tế cũng cần phải lưu ý tới các chỉ số như trên, kiểm tra hệ thống các dây dẫn (ông thông dạ dày, ống thông tiểu…) chuẩn bị bóng bóp, mặt nạ chụp và các loại thuốc cần thiết.

2/ Hồi sức cấp cứu

Quá trình hồi sức cấp cứu được thực hiện theo quy trình nhất định, các bác sỹ sẽ thực hiện:

Lưu thông đường thở để giúp máu lưu thông lên não và trở về tim tốt hơn, giảm áp lực trong sọ và tránh bị phù não.

Điều chỉnh tim mạch và mức huyết áp ổn định phải sử dụng máy theo dõi 24/24 để kiểm tra các chỉ tiêu huyết áp, mạch đập. Đột quỵ thường gây ra bởi huyết áp tăng cao khiến nhồi máu não, cần hạ huyết áp bằng 15% chỉ số huyết áp hiện tại, thông thường là đưa về mức 160 – 170 mmHg trong tuần đầu, sau đó nên giảm huyết áp ở mức 140/90mmHg.

Nếu bệnh nhân có huyết áp thấp thì cần xác định nguyên nhân là gì (như là uống thuốc hạ huyết áp quá liều, sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày…) cần ngưng các loại thuốc đó và bù điện giải, bù dịch để ổn định mức huyết áp.

2/ Hồi sức cấp cứu 1

3/ Chống phù não tích cực

Khi một cơn đột quỵ nghiêm trọng xảy ra nó làm ngưng trệ quá trình máu chảy qua động mạch não khiến cho toàn bộ bán cầu não thiếu mãu và bị sưng phù lên (xuất hiện sau 2 -3 tiếng đồng hồ bị đột quỵ và kéo dài từ 5 -10 ngày) làm gia tăng áp lực nội sọ. Ở trường hợp này, nạn nhân có thể đột tử nếu công tác cấp cứu không kịp thời. Để chống phù não tích cực bệnh nhân cần được:

  • Kê cao đầu khoảng 30 độ để giảm áp, tránh cho máu tĩnh mạch trở về.
  • Duy trì thân nhiệt ở mức 36 độ C, để ứng chế giải phóng Glutamat và các gốc tự do.
  • Cung cấp oxy và chống co giật (có thể dùng Barbiturat để chống co giật).
  • Duy trì áp lực tưới máu não > 70mmHg để đạt được áp lực trong  sọ < 20 mmHg.
  • Giữ áp lực thẩm thấu huyết tương và áp lực động mạch ở mức hợp lý.

Đa phần các trường hợp sẽ được chỉ định dùng mannitol, glycerol, magiesunphat, huyết thanh mặn ưu trương để chống phù não, làm giảm áp lực nội sọ. Một vài trường hợp nghiêm trọng cần phẫu thuật mở hộp sọ để giảm áp.

4/ Điều trị đột quỵ

Để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể, nhóm cấp cứu sẽ cần đánh giá loại đột quỵ mà bệnh nhân đang mắc phải là gì và các khu vực trong não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Họ cũng cần loại trừ các yếu tố khác có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện tại của nạn nhân (chẳng hạn như khối u não hoặc phản ứng thuốc).

Điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ và thiếu máu cục bộ thoáng qua

Điều trị khẩn cấp bằng thuốc 

➤  Điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông phải bắt đầu trong vòng 4 đến 5 giờ đồng hồ. Thuốc cần được đưa vào tĩnh mạch càng sớm thì càng tốt. Điều trị nhanh chóng không chỉ cải thiện cơ hội sống của bệnh nhân mà còn có thể làm giảm các biến chứng nguy hiểm.

➤  Tiêm tĩnh mạch chất kích hoạt plasminogen mô (tPA): Việc tiêm chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp (tPA) còn gọi là alteplase, đây được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho đột quỵ thiếu máu cục bộ. Các bác sỹ sẽ cân nhắc xem liệu có rủi ro nào có thể xảy ra không chẳng hạn như tình trạng xuất huyết tiềm ẩn trong não, giúp xác định xem phương pháp tiêm tĩnh mạch có phù hợp với bệnh nhân hay không. Thuốc chống đông máu này lý tưởng được áp dụng trong vòng ba giờ và tiêm qua tĩnh mạch bắp tay. Trong một số trường hợp, tPA có thể được cung cấp tới 4 -5 giờ sau khi các triệu chứng đột quỵ bắt đầu. Plasminogen sẽ chuyển hóa thành plasmin để phân hủy fibrin và các protein trong khối máu đông và làm tan khối máu đó.

Lấy cục máu đông bằng thủ thuật can thiệp nội mạch khẩn cấp

➤ Loại bỏ cục máu đông bằng thiết bị thu thập stent: Các bác sĩ có thể sử dụng ống thông để điều khiển một thiết bị vào mạch máu bị chặn trong não của bệnh nhân, chọc hút và loại bỏ cục máu đông ra ngoài. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân có khối huyết đông lớn mà không thể làm tan được hoàn toàn bằng thuốc, thủ thuật này thường được thực hiện kết hợp với tPA tiêm tĩnh mạch.

➤ Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh giao trực tiếp đến não: Các bác sĩ có thể chèn một ống dài và mỏng (ống thông) thông qua một động mạch và luồn nó vào não của bệnh nhân để đưa tPA trực tiếp vào khu vực xảy ra đột quỵ. Điều này nhằm kéo dài cửa sổ thời gian điều trị giúp cho quá trình dinh dưỡng, chuyển hóa, hồi phục các tế bào thần kinh ở vùng bán ảnh tốt hơn, tuy nhiên phương pháp vẫn còn nhiều điểm hạn chế.

Các thủ tục khác

Để giảm nguy cơ bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, bác sĩ có thể đề nghị một quy trình mở động mạch bị hẹp do mảng xơ vữa động mạch gây nên. Tùy chọn sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

➤ Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Trong phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các mảng bám từ các động mạch chạy dọc theo hai bên cổ đến não của bệnh nhân (các động mạch cảnh). Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết mổ dọc phía trước cổ, mở động mạch cảnh và loại bỏ các mảng bám làm tắc động mạch cảnh.

➤ Ngay sau đó, bác sỹ sẽ khâu hoặc vá động mạch cảnh lại bằng một miếng vá từ vật liệu nhân tạo hoặc lấy từ tĩnh mạch. Thủ tục có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim.

➤ Tạo hình mạch và stent: bác sĩ phẫu thuật thường truy cập vào các động mạch cảnh của người bị đột quỵ thông qua một động mạch. Tiếp theo, động mạch sẽ được mở rộng bằng một quả bóng cao su bơm căng. Sau đó, một stent có thể được chèn để hỗ trợ động mạch mở.

Điều trị đột quỵ xuất huyết

Điều trị khẩn cấp đột quỵ xuất huyết tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và giảm áp lực trong não của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cần được phẫu thuật để giúp giảm thiểu di chứng trong tương lai.

Các biện pháp khẩn cấp.

➤ Người bị đột quỵ được dùng warfarin hoặc thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel để ngăn ngừa cục máu đông, thuốc vào trong cơ thể theo đường uống hoặc tiêm truyền để chống lại tác dụng làm loãng máu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc làm giảm áp lực nội sọ, hạ huyết áp, ngăn ngừa co thắt mạch máu hoặc ngăn ngừa co giật.

➤ Khi quá trình xuất huyết ngưng lại, thì điều trị thường bao gồm chăm sóc y tế hỗ trợ trong khi cơ thể hấp thụ máu. Nếu diện tích chảy máu lớn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ máu và giảm áp lực lên não.

Phẫu thuật sửa chữa mạch máu

Phẫu thuật có thể được sử dụng để sửa chữa các bất thường ở phần mạch máu liên quan đến đột quỵ xuất huyết.

➤ Phẫu thuật cắt: Chuyên gia y tế đặt một cái kẹp nhỏ ở đáy phình động mạch, để ngăn dòng máu chảy đến nó. Kẹp này có thể giữ cho phình động mạch không bị vỡ, hoặc nó có thể ngăn chảy máu lần nữa ở phình động mạch đã xuất huyết gần đây.

➤ Coiling (thuyên tắc nội mạch): Một bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt ống thông vào động mạch ở háng của bạn và hướng dẫn nó đến não của bạn bằng hình ảnh X quang. Cuộn dây nhỏ có thể tháo rời được hướng dẫn vào phình động mạch (cuộn phình động mạch). Các cuộn dây lấp đầy phình động mạch, ngăn chặn dòng máu chảy vào phình động mạch và khiến máu đóng cục.

➤ Phẫu thuật cắt bỏ AVM (dị tật động – tĩnh mạch não): Chuyên gia thực hiện phẫu thuật có thể loại bỏ dị tật nếu nó nằm trong khu vực có thể tiếp cận được trong não của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ được khối dị tật nếu như nó nằm ở vị trí quá sâu trong não sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới các chức năng của não bộ sau này.

➤ Xạ phẫu: Sử dụng chùm tia X tập trung cao độ nhắm vào dị tật và tiêu diệt chúng mà không cần can thiệp xâm lấn, không cần gây mê, không gây chảy máu, bệnh nhân phục hồi nhanh.

5/ Hồi phục sau đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật lâu dài ở con người. Chỉ có 10% những người sống sót sau đột quỵ thực hiện hồi phục gần như hoàn toàn, trong khi 25 phần trăm khác phục hồi nhưng vẫn để lại những di chứng đáng kể.

Điều quan trọng là cần phải phục hồi sau đột quỵ càng sớm càng tốt. Trong thực tế, phục hồi đột quỵ nên bắt đầu ngay từ khi ở trong bệnh viện. Ở đó, một nhóm các chuyên viên chăm sóc có thể giúp tình trạng của bạn ổn định hơn sau điều trị.

Sau điều trị, các bệnh nhân đột quỵ sẽ được tiếp tục thực hiện phòng chống bội nhiễm phổi, đường tiết niệu, chống nhiễm khuẩn thứ phát, bù dịch và điện giải để ngăn chặn biến chứng và giúp cho quá trình phục hồi mau chóng.

Họ sẽ đánh giá lại tác động của cơn đột quỵ gây ảnh hưởng thế nào tới thần kinh và thể chất của bạn để phương pháp trị liệu phù hợp giúp bạn lấy lại một số kỹ năng vận động và nhận thức đã bị ảnh hưởng.

5.1 Chăm sóc da

Sau thời gian nằm nhiều tại bệnh viện nên một số phần niêm mạc da bị đỏ tím nhất là các điểm tì như vai gáy, mông, gót chân. Các kỹ thuật viên sẽ xoa bóp để máu lưu thông, tránh để da bầm tím thêm.Bệnh nhân được nằm trên đệm nước, cứ sau mỗi 2 tiếng đồng hồ cần trở mình một lần để tránh đè tì lâu tại một vị trí.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được kiểm tra nồng độ albumin máu (một loại protein để chẩn đoán bệnh gan), lau cơ thể, thay quần áo hằng ngày, vệ sinh răng miệng bằng dung dịch sát trùng đề phòng viêm loét răng lợi (nhiều bệnh nhân phải dùng khăn lau dãi chảy ra do chưa ăn uống như thông thường được phải dùng một ống sonde qua lỗ mũi để tiếp thức ăn vào thẳng dạ dày), sau khi đại tiểu tiện được vệ sinh vùng kín, tra thuốc cloromycetin 0,4%  4 – 5 lần vào 2 mắt.

5.2 Ngôn ngữ trị liệu

Đột quỵ có thể gây suy giảm khả năng nói của người bệnh, khoảng 20% bệnh nhân bị nói ngọn hoặc mất tiếng nói. Do đó một chuyên viên tư vấn ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp hướng dẫn người bệnh với các bài tập để có thể cải thiện kỹ năng nói tốt hơn. Hoặc nếu thấy người bệnh giao tiếp bằng lời nói khó khăn sau đột quỵ, họ sẽ giúp bạn tìm ra những cách giao tiếp mới.

5.2 Ngôn ngữ trị liệu 1

Các bài tập ngôn ngữ trị liệu phải bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như các từ đơn (đếm bảng chữ cái, số, đọc ngày tháng, đọc tên người nhà, đồ vật xung quanh, kể tên các loại hoa quả), sau đó tập phát âm các câu đơn giản rồi mới đến câu ghép, câu phức tạp (mô tả lại hình ảnh bằng các câu phức tạp hơn, đọc lại những bài báo hoặc kể lại một câu chuyện nào đó). Bệnh nhân có thể cần tới 40 – 100h đồng hồ suốt nhiều tháng để có thể phục hồi được chức năng ngôn ngữ.

5.3 Tâm lý trị liệu

Sau một cơn đột quỵ, nhiều người sống sót đã thay đổi suy nghĩ và lý luận của họ khiến họ trở nên nhạy cảm và quá khích hơn. Điều này có thể gây ra thay đổi hành vi và tâm trạng. Một nhà tâm lý trị liệu có thể giúp bạn làm việc để lấy lại những suy nghĩ và hành vi trước đây của bạn và kiểm soát phản ứng cảm xúc của bạn tránh trường hợp bị trầm cảm.

5.4 Trị liệu giác quan

Nếu phần não của bạn chuyển tiếp các tín hiệu cảm giác bị ảnh hưởng trong cơn đột quỵ, bạn có thể thấy rằng các giác quan suy yếu như mắt mờ, tai nghe không rõ, nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Điều đó khiến cho bạn cảm nhận mọi thứ không rõ ràng, gây ra nhầm lẫn. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn học cách điều chỉnh sự thiếu cảm giác này.

5.5 Vật lý trị liệu

Sau đột quỵ nhiều người sẽ không thể di chuyển bình thường như trước do cơ bắp bị suy yếu, tay chân tê liệt. Quá trình hồi phục các chức năng vận động có thể mất nhiều thời gian nhưng bệnh nhân cần được vận động sớm để chống teo cứng cơ khớp. Lúc này một kỹ thuật viên về vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập liên quan tới cơ bắp để phục hồi chức năng vận động. Các bài tập như là

  • Xòe tay, nắm tay thông qua các bài tập thực tế như cầm nắm đồ vật, kéo mở cánh cửa, bật tắt công tắ.
  • Gập và duỗi các khớp ở chân và háng nhiều lần
  • Tập đứng vững trên 2 chân để giữ thăng bằng
  • Tập cúi người, nghiêng người, xoay mình, đưa tay qua trái qua phải…

Sau khi đã thực hiện nhuần nhuyễn các cử động cơ bản thì người bệnh có thể tập các bài tập đi bộ nhẹ nhàng, nâng kéo đồ vật nặng hơn…Trong quá trình này luôn cần có sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên vật lý trị liệu và người nhà ở bên cạnh.

6/ Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, đây là những căn bệnh về thần kinh cực kỳ nguy hiểm. Song chúng ta có thể chủ động tránh được  nếu biết cách thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học hơn. Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ, bạn nên làm những điều sau đây:

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ.

Ngưng uống rượu bia: Uống càng nhiều rượu sẽ càng đẩy mức huyết áp cao hơn, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra.

Duy trì hoạt động thể chất: nên tập thể dục đều đặn, đơn giản như là đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và ổn định mức huyết áp.

Giữ cân nặng ở mức bình thường: béo phì là nguyên nhân tiềm ẩn rất lớn gây ra cơn đột quỵ. Vì vậy bạn phải luôn “quản lý” cân nặng của mình ở mức khỏe mạnh phù hợp với vóc dáng cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh: thực hiện chế độ ăn đầy đủ trái cây và rau quả, ăn thực phẩm ít cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

Uống thuốc phòng đột quỵ theo chỉ dẫn của bác sỹ: nếu bạn đã từng bị đột quỵ hoặc có nguy cơ bị đột quỵ bạn nên thảo luận với bác sỹ về một số loại thuốc cần sử dụng để phòng chống trường hợp này xảy ra như là: các thuốc ức chế men chuyển, ức chế calci, lợi tiểu (thuốc chống huyết áp cao), chống tăng lipid máu bằng các thuốc nhóm statin.

Kiểm tra sức khỏe định kì: Điều này có nghĩa là kiểm tra thường xuyên và giữ liên lạc với bác sĩ của bạn. Thảo luận với bác sỹ về bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào có thể gây nguy cơ hình thành đột quỵ như là bệnh tiểu đường, có tiền sử bị tim mạch.

KẾT LUẬN

Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải các triệu chứng của đột quỵ, điều quan trọng là bạn phải điều trị y tế khẩn cấp. Điều trị sớm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ biến chứng và tàn tật lâu dài. Phòng ngừa đúng cách giúp hạn chế nguy cơ bị đột quỵ và ngăn chặn chúng xuất hiện lần thứ 2. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo trên trang web fun88 của chúng tôi.

Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để có được lời khuyên đúng đắn nhất với trường hợp của bạn trong “công cuộc phòng ngừa bệnh đột quỵ”

Mọi thông tin được cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho bất kì hướng dẫn điều trị cụ thể nào nào từ các chuyên gia y tế.

Nguồn tham khảo:


Một trong những biện pháp phòng ngừa đột quỵ tiên tiến nhất hiện nay được các bác sĩ đánh giá cao đó là các Dược liệu bào chế dạng nano. Điển hình cho dòng sản phẩm này là sản phẩm Bình An Nano – Sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa 3 thành phần Nano Dược liệu quý gồm: Nano Ginkgo biloba NDN, Nano Rutin NDN và Nano Panax notoginseng saponin NDN (Nano Saponin của Tam thất).

Bình An nano có tác dụng phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ, phòng ngừa đột quỵ; giúp hoạt huyết dưỡng não, tăng cường lưu thông máu não. Hỗ trợ giảm các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn máu não.

Việc bào chế 3 hoạt chất thiên nhiên kể trên dưới dạng Nano giúp cải thiện độ tan, tăng sinh khả dụng và hiệu quả điều trị đồng thời hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng liều cao.

6/ Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ 1

Bạn đọc quan tâm đến sản phẩm vui lòng tham khảo thông tin chi tiết: Tại đây

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thông tin liên quan tới bệnh đột quỵ hay thiểu năng tuần hoàn não, vui lòng liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 02473 014 999 để được hỗ trợ.

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến