Hay bị chóng mặt thì nên ăn những loại thực phẩm này

Người thường xuyên chóng mặt cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Biết rõ loại thực phẩm nào có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn và loại thực phẩm nào giúp làm giảm nhẹ có thể giúp cải thiện tốt tình trạng chóng mặt, đau đầu.

Chóng mặt là gì?

Khái niệm chóng mặt bắt nguồn từ ‘verto’ trong tiếng La tinh, có nghĩa là quay mòng. Chóng mặt là một triệu chứng của rối loạn tiền đình. Phụ nữ thường hay bị chóng mặt hơn nam giới. Chóng mặt thường gây ra cảm giác hoa mắt, đau đầu, xoay mòng và mất thăng bằng từ nhẹ tới nặng.

Trung tâm Neuro Equilibrium cho biết từ 20-40% dân số đều bị hoa mắt và chóng mặt vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Ví dụ, khi một người xem một bộ phim 3 chiều trong rạp chiếu phim và trong giây lát họ có thể gặp 1 cơn chóng mặt thoáng qua khi một ảo ảnh di chuyển hoặc rơi xuống. Tuy nhiên,nếu chóng mặt diễn ra thường xuyên dù chỉ một vài giây thì đó là dấu hiệu của rối loạn tiền đình chức năng. Một số ít trường hợp,  chóng mặt cũng có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch, thần kinh, chuyển hóa, thị lực và tâm lý. Một người cũng có thể có một sự kết hợp của các vấn đề, chẳng hạn như rối loạn tiền đình cùng với sự thiếu hụt thị giác như đục thủy tinh thể hoặc rối loạn thần kinh như đột quỵ.

Chóng mặt là gì? 1

Triệu chứng chóng mặt được biểu hiện qua 1 số dấu hiệu điển hình sau:

  • Cảm giác quay mòng và nghiêng người
  • Loạng choạng, đứng không vững và mất thăng bằng
  • Dễ ngã
  • Buồn nôn
  • Song thị, khó tập trung vào những vật đang di chuyển
  • Đau đầu
  • Khó nghe, ù tai
  • Khó tập trung
  • Nhịp tim đập nhanh

Nếu gặp tình trạng chóng mặt thường xuyên, dù chỉ thoáng qua trong giây lát, bạn cũng cần nghi ngờ về 1 bệnh lý liên quan đến tiền đình. Đồng thời, thiết lập ngay cho 1 mình một chế độ dinh dưỡng cải thiện ngay triệu chứng này. Dưới đây là 1 nhóm thực phẩm nên ăn hoặc nên tránh áp dụng cho người bị rối loạn tiền đình.

Chóng mặt nên ăn gì?

Protein trong chế độ ăn kiêng Vertigo

Protein trong chế độ ăn kiêng Vertigo 1

Protein cung cấp axit amin cần thiết cho cơ thể. Protein cũng giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do bỏ bữa, thiếu ăn và hạ đường huyết liên quan đến bệnh tiểu đường. Tăng protein trong chế độ ăn uống, là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, có thể làm giảm các triệu chứng hạ đường huyết.

Các loại thực phẩm giàu protein, ít chất béo bão hòa gồm có:

Thịt da cầm không có da

  • Các loại cá nhất là cá biển nước lạnh (cá hôi, cá thu, cá mòi có nhiều Omega-3)
  • Lòng trắng trứng
  • Đậu phụ
  • Các loại hạt: đậu Hà Lan, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân…
  • Quả hạch và quả bơ
  • Sữa ít béo, sữa đậu nành

Nước ép trái cây, trái cây khô hoặc soda

Nước ép trái cây, trái cây khô hoặc soda 1

Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể, nó có thể gây ra hiện tượngchóng mặt đột ngột, dữ dội. Mặc dù biểu hiện này có thể gặp ở hầu hết mọi người, nhưng chúng là một triệu chứng báo hiệu bệnh tiểu đường.

Về các loại thực phẩm có chứa 15 đến 20 gram carbohydrate bao gồm bốn ounce (1/2 cốc) nước ép trái cây nguyên chất, bốn ounce “thông thường” (chứa đường) và hai muỗng canh nho khô không đường hoặc trái cây sấy khô khác. Nếu chóng mặt tiếp tục sau khi một bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrate được tiêu thụ, ADA gợi ý chăm sóc y tế kịp thời.

Hầu hết các loại nước ép trái cây đều bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày những đồ uống, nước ép trái cây phù hợp với sở thích của mình.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt 1

Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc chưa bị tước đi các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cung cấp lượng chất xơ và chất dinh dưỡng dồi dào, chẳng hạn như sắt và vitamin B.

Vì những lý do này, UMMC đề xuất ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một biện pháp ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng hạ đường huyết khác. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt đặc trưng bởi các triệu chứng chóng mặt và mệt mỏi, cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người hay bị chóng mặt bao gồm: yến mạch, gạo nguyên cám, quinoa, lúa mạch và hạt ngô, hạt kê

Chóng mặt nên kiêng ăn gì?

Hạn chế muối

Hạn chế muối 1

Chóng mặt cũng có thể được gây ra bởi bệnh Meniere hoặc viêm tai trong. Ngoài chóng mặt, tình trạng này cũng có thể gây ra ù tai, giảm thính lực, buồn nôn, mất thăng bằng hoặc đau đầu.

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2017 bởi “Bác sĩ gia đình người Mỹ”, các triệu chứng của bệnh Meniere có thể cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống, bao gồm tránh dùng caffeine, hạn chế đồ uống có cồn, soda mỗi ngày và giữ lượng muối dưới 2.000 miligam mỗi ngày.

Muối giữ nhiều nước trong cơ thể làm mất cân bằng chất lỏng và áp lực. Khẩu phần ăn chứa quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tới cơ chế giữ thăng bằng và cân bằng chất lỏng ở tai trong.

Tránh những thực phẩm có chứa nhiều muối như: Bim bim, pho mát, dưa muối, nước sốt, cá kho, thực phẩm đóng hộp, bất cứ món ăn nào quá mặn thì không nên loại khỏi thực đơn của bạn.

Có thể thay thế muối ăn bằng các loại thảo dược và gia vị, chọn thực phẩm ít muối như trái cây tươi, thịt, thịt gia cầm, cá và các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.

Tránh những loại thực phẩm gây viêm

Hầu hết các loại bệnh đều bắt đầu từ viêm, điều này đặc biệt đúng với tình trạng rối loạn tai trong. Chuyên gia gợi ý 1 số thực phẩm gây viêm nên tránh là:

  • Thực phẩm chiên rán
  • Bánh mỳ và các loại đồ ngọt
  • Thịt đỏ
  • Bơ thực vật
  • Thịt và thực phẩm chế biến sẵn

Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho người thường xuyên bị chóng mặt. Đồng thời với việc thay đổi chế độ ăn, hãy đi khám bác sĩ để kiểm soát tốt vấn đề của bạn. 

3.7/5 (3 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến