Tìm hiểu về các di chứng sau tai biến mạch máu não

Não là một cơ quan cực kỳ phức tạp kiểm soát mọi chức năng trong cơ thể. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, lưu lượng máu chảy đến não bị ngắt kết nối khiến cho các tế bào não suy yếu và chết dần, từ đó gây ra một loại các di chứng ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Bài viết sau đây nói về 13 di chứng thường gặp nhất sau tai biến:

1/ Liệt nửa người, yếu tay chân sau tai biến

Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm có 200.000 ca nhập viện vì tai biến, một nửa trong đó là tử vong, 92% bệnh nhân trong số những người còn sống sót thì mắc di chứng yếu liệt tay chân, trong đó 27% là những ca di chứng nặng.

1/ Liệt nửa người, yếu tay chân sau tai biến 1

Tai biến gây tổn thương ở bán cầu não nào thì phần cơ thể nằm cũng phía với bán cầu não ấy sẽ bị suy yếu hoặc tê liệt

Các cơ tay chân bị suy yếu gây trở ngại cho người bệnh khi vận động hoặc giữ thăng bằng. Có người bị liệt chân, tay hoặc thậm chí là liệt nửa người. Nếu di chứng nặng người bệnh có thể phải đối diện với tình trạng liệt nửa người, phải nằm trên giường điều trị một thời gian dài. Mọi sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân sau tai biến đều cần phải nhờ đến sự hỗ trợ một phần hoặc hoàn toàn của người thân trong gia đình.

Di chứng này cũng là một trong những yếu tố tác động làm trầm trọng thêm những di chứng khác của bệnh như là: trầm cảm, viêm loét da, mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm đường tiết niệu,….

Đặc biệt là về cảm xúc bởi người bệnh luôn cảm thấy vô dụng và phụ thuộc vào người khác vì thế họ dễ trở nên u uất và mắc hội chứng trầm cảm.

Để phục hồi khả năng vận động, thì các bệnh nhân cần được tập các bài tập vận động trị liệu ngay từ khi còn nằm trong bệnh viện. Các bài tập sẽ đi từ đơn giản như là cầm nắm đồ vật, vận động ở các tư thế nằm, ngồi, đứng, đi, tập giữ thăng bằng từ mức độ dễ đến khó, dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên và sử dụng công cụ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các phương pháp trị liệu khác như là xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu cũng có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi chức năng vận động sau tai biến.

Sau thời gian hỗ trợ điều trị tại bệnh viện thì bệnh nhân cần tiếp tục tập luyện tại nhà lấy lại khả năng vận động nhanh chóng.

Đọc thêm: Quy trình châm cứu điều trị cho bệnh nhân sau tai biến

2/ Viêm loét da

Biến chứng viêm loét da sau đột quỵ chỉ có ở những bệnh nhân liệt nửa người, bán thân bất toại. Vì cơ thể nằm lâu một chỗ, nhất là không được xoa bóp, trở mình thường xuyên hoặc sử dụng đêm nằm không phù hợp nên dễ bị lở loét.

Trọng lượng cơ thể đè lên những vùng da ấy khiến cho mao mạch máu dưới da khó tuần hoàn, đồng thời máu tĩnh mạch bị ứ lại gây xung huyết, hoại tử mô.

Các biểu hiện là: da sung huyết nên có màu đỏ, đau đớn ở vùng da bị loét, da phồng lên như bị phỏng nếu bị vỡ có thể quan sát được da ở trong có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt rồi đen lại.

Những vùng da này rất dễ bị bội nhiễm do nấm khuẩn nếu không được chăm sóc vệ sinh cẩn thận.

Trường hợp bệnh nhân thường nằm ngửa thì các vị trí dễ loét là: vùng chẩm đầu, hai bả vai, cùi chỏ tay, mông, gót chân.

Trường hợp bệnh nhân chỉ nằm nghiêng một bên thì những vùng da hay bị biến chứng loét đó là: bên ngoài lồng ngực, da vùng hông gần ụ xương chậu, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá chân.

Để cải thiện tình trạng ngày xảy ra thì người chăm sóc cho bệnh nhân bị liệt cần thường xuyên trở mình cho bệnh nhân 3h/lần, lau cơ thể sạch sẽ, rắc phấn rôm vào những vùng da hay tiếp xúc với giường chiếu để cho vùng da đó không bị ẩm ướt, tắm rửa hằng ngày, thay chăn chiếu thường xuyên.

Ngoài ra, cần giữ cho người bệnh có tư thế nằm phù hợp, đầu cao không quá 30 độ so với mặt giường, nâng cao đầu gối để giảm lực tì đè, giảm ma sát lên các vùng da tiếp xúc với giường. Chọn lựa các loại đệm thoáng khí, nệm láng, nệm hơi chống loét, giường giảm áp.

Người bị biến chứng viêm loét có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc để chữa lành và hạn chế loét. Tuy nhiên, người nhà tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi vào vùng da loét vì có thể khiến biến chứng nặng và việc điều trị khó khăn hơn.

3/ Rối loạn xúc giác

3/ Rối loạn xúc giác 1

Xúc giác giúp chúng ta có thể cảm nhận được các kích thích trên da thông qua các động tác chạm, sờ, nắm. Ví dụ chạm vào một cốc nước bạn sẽ biết nó là nước lạnh hay nước nóng, nắm một quả bóng bạn sẽ biết nó mềm hay cứng…

Tuy nhiên, với những người sống sót sau tai biến, sự cảm nhận này không còn giống như bình thường nữa. Bán cầu não phải và thùy chẩm là vùng não điều khiển xúc giác, nếu như những tế bào não ở vùng này bị tổn thương và chết đi thì xúc giác sẽ thay đổi.

Những biểu hiện thay đổi xúc giác đó là: có cảm giác châm chích, râm ran đầu ngón tay, tê bì tay chân, cảm giác nóng ran hoặc lạnh trên bề mặt da,…

Sự thay đổi về xúc giác khiến cho người bệnh như bị mất kết nối với môi trường xung quanh. Và nó có thể gây ra những tình huống rất nguy hiểm, đặc biệt là trong trường hợp tiếp xúc với những bề mặt có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Thông thường, rối loạn xúc giác sau tai biến có thể được cải thiện từ từ thông qua các bài tập trị liệu bao gồm:

  • Bài tập trị liệu cảm ứng.
  • Bài tập nhận biêt nóng lạnh.
  • Bài tập phân biệt.

Bên cạnh đó, nhiều người bệnh chọn lựa phương pháp châm cứu theo y học cổ truyền giúp đả thông kinh mạch và kích thích hoạt động của não bộ giúp cho xúc giác trở lại trạng thái bình thường.

4/ Rối loạn cảm xúc và Trầm cảm

Rối loạn cảm xúc sau tại biến có thể khiến người bệnh thay đổi tâm trạng đội ngột, thường xuyên lo lắng, bị quan, thậm chí là nghĩ đến cái chết. Vấn đề này nếu không được điều trị tâm lý kịp thời thì có thể dẫn tới trầm cảm nặng, làm thay đổi hành vi và tính cách của người bệnh.

4/ Rối loạn cảm xúc và Trầm cảm 1

Những dấu hiệu của rối loạn cảm xúc sau tai biến bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng đột ngột (đang vui vẻ bỗng nhiên tức giận hoặc buồn bã,…).
  • Thường xuyên xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, bi quan, thất vọng.
  • Mệt mỏi, ủ rũ.
  • Thèm ăn.
  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Suy giảm trí nhớ, sự tập trung hay óc phán đoán.
  • Đau đầu thường xuyên.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Suy giảm ham muốn tình dục.

Thuốc chống trầm cảm không chữa được các vấn đề về cảm xúc, nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và giúp cuộc sống của bệnh nhân tai biến dễ dàng hơn. Quan trọng hơn, sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý hoặc sự chia sẻ và tình yêu thương của người thân trong gia đình là liệu pháp điều trị rất tích cực giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

5/ Rối loạn ngôn ngữ

Biểu hiện cụ thể của rối loạn ngôn ngữ sau tai biến đó là: gặp khó khăn khi nói, không nói được, nói ngọng, nói lắp, vẫn nói được nhưng không hiểu ngôn từ của người khác, không biết diễn tả…

Đó là do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ bị tổn thương gây ra sự thay đổi trong hoạt động của các cơ ở môi, lưới, hàm, vòm miệng hay dây thanh quản.

5/ Rối loạn ngôn ngữ 1

Để lấy lại khả năng nói bình thường, người bệnh cần kiên trì luyện tập các bài tập trị liệu ngôn ngữ.

Để lấy lại khả năng nói bình thường, người bệnh cần kiên trì luyện tập các bài tập trị liệu ngôn ngữ. Họ có thể bắt đầu với việc học đếm số, đọc bảng chữ cái, sau đó là phát âm từ đơn, từ ghép rồi tạo những câu đơn giản…

Khả năng nói bị suy giảm khiến cho cuộc sống của người bị tai biến trở nên khép kín, tự ti và có thể dẫn tới trầm cảm hoặc nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, người nhà luôn cần ở cạnh bên để cổ vũ, động viên và hỗ trợ họ tập luyện. Hãy tạo cho bệnh nhân một môi trường thực sự thoải mái để họ rèn luyện, tránh việc tạo áp lực quá lớn khiến người bệnh mệt mỏi. Đừng coi họ như một đứa bé, bởi điều này có thể khiến cho người bệnh chán nản buông xuôi và việc phục hồi sau tai biến sẽ thất bại.

6/ Rối loạn đại –  tiểu tiện

Tai biến mạch máu não gây ra sự rối loạn cơ tròn ở bàng quang và hậu môn khiến cho hoạt động của 2 cơ quan này bị thay đổi. Chính vì thế, những bệnh nhân sau tai biến thường gặp di chứng rối loạn tiểu tiện (tiểu không tự chủ, tiểu rắt, tiểu khó) và rối loạn đại tiện (táo bón, đai tiện không tự chủ).

Rối loạn đại tiểu tiện là một nỗi ám ảnh cực kì lớn đối với bệnh nhân tai biến. Để phục hồi chức năng cho cơ tròn ở bàng quang và hậu môn thì chuyên gia y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập phục hồi chức năng cụ thể.

Ngoài việc tập luyện lại thói quen đại tiểu tiện đúng cách thì người nhà cần lưu tâm đến việc vệ sinh sau khi đại tiểu hiện hay chế độ ăn uống lành mạnh để không ảnh hưởng tới việc đại tiểu tiện hằng ngày.

>>> Người bệnh sau tai biến nên ăn gì

7/ Rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt cũng là một di chứng thường gặp sau tai biến, có khoảng 52% bệnh nhân phải chịu di chứng này.

7/ Rối loạn nuốt 1

Rối loạn nuốt gây nhiều khó khăn cho người bệnh tai biến trong việc ăn uống hằng ngày.

Rối loạn nuốt làm cho thức ăn khó trôi xuống dạ dày, thức ăn bị trào lên mũi hoặc rơi vào khí quản, thực quản gây ra các biến chứng như là sặc, hóc, khó thở, co thắt khí quản, viêm hổi hoặc nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn nuốt gồm có:

  • Thức ăn hay bị rơi vãi từ trong miệng ra.
  • Hay tiết nước bọt, chảy dãi, nước bọt đọng nhiều trong miệng.
  • Phải gắng sức để nuốt thức ăn, nước uống.
  • Cảm giác vướng víu trong cổ họng mặc dù đã nuốt thức ăn.
  • Khó khăn khi dùng lưỡi để đảo thức ăn, khó nhai, nghiền thức ăn.
  • Hay bị so, sặc trong khi nuốt.
  • Hay bị thay đổi giọng nói xong khi ăn xong.
  • Viêm phổi, giảm cân.

Điều trị rối loạn nuốt sau tai biến bao gồm các phương pháp sau đây:

  • Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng như là: tập phát âm, vận động lưỡi, môi, hàm, tập nuốt, tập đẩy hàm…
  • Đặt sonde miệng – dạ dày: bơm thức ăn trực tiếp vào dạ dày bằng đường ống sonde, thủ thuật này thường áp dụng với những bệnh nhân bị rối loạn nuốt nghiêm trọng, không thể ăn uống bình thường được.
  • Điều trị bằng thuốc: sử dụng thuốc để giảm tiết nước bọt.

8/ Đau nhức đầu

8/ Đau nhức đầu 1

Đau nhức đầu là một di chứng rất phổ biến với bệnh nhân sau đột quỵ. Có khoảng 20 -30% trường hợp bị đau đầu sau tai biến. Cơn đau đầu thường nằm ở một bên của não với cường độ đau từ nhẹ tới vừa, có thể kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Nếu một người đã từng bị đau đầu trước đó thì sau khi trải qua tai biến cơn đau đầu có xu hướng trầm trọng hơn.

9/ Động kinh, co giật

Động kinh, co giật là di chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tai biến xuất huyết não, hiếm khi xuất hiện ở người bị tai biến nhồi máu não. Khoảng 5% những người sống sót sau tai biến sẽ bị mắc biến chứng này.

Thông thường di chứng động kinh, co giật không kéo dài lâu. Nó chỉ tồn tại trong vài năm đầu rồi sau đó sẽ biến mất. Tuy vậy, uống thuốc chống co giật là biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu tần suất co giật cũng như đề phòng biến chứng này tái diễn trong tương lai.

Người có biến chứng co giật, động kinh sau tai biến không nên điều khiển các phương tiện giao thông vì có thể gây tai nạn đột ngột gây nguy hại đến tính mạng bản thân và những người xung quanh.

10/ Huyết khối tĩnh mạch sâu

10/ Huyết khối tĩnh mạch sâu 1

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch thường là ở tĩnh mạch của chi dưới làm cho sự vận động bị suy giảm.

Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sau thường không rõ ràng, và dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các biến chứng khác sau tai biến. Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nhận thấy những biểu hiện sau đây:

  • Chân sưng đau, phù nề, đau nhiều hơn khi đi lại, vùng da bị huyết khối tĩnh mạch sâu có thể chuyển thành màu xanh đen hay màu sắc bất thường khác.
  • Có cảm giác vùng da bị huyệt khối nóng hơn những vùng da khác.
  • Các triệu chứng ít gặp khác là sốt, ho nhiều, đau ngực

Tĩnh mạch sâu có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi vô cùng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong.

11/ Suy giảm trí nhớ

Trí nhớ của chúng ta có thể bị suy giảm khi già đi, tuy vậy trí nhớ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ hoặc trầm trọng nếu như bạn trải qua một cơn tai biến.

Những tế bào bị thiệt hại sau tai biến có thể khiến cho trí nhớ trở nên mờ nhạt, bạn có thể dễ đi lạc vì không nhớ đường, quên ngày sinh nhật của ai đó trong gia đình, thậm chí là mất trí nhớ hoàn toàn…

Nếu vấn đề này không được cải thiện từ sớm nó sẽ trở nên trầm trọng hơn.

11/ Suy giảm trí nhớ 1

Người bệnh sau tai biến nên tham gia các trò chơi rèn luyện trí não giúp tăng cường trí nhớ.

Mặc dù hiện nay không có thuốc chuyên biệt để điều trị suy giảm trí nhớ, tuy nhiên người ta có thể dựa vào các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…Đồng thời quản lý các thói quen sống khoa học hơn với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp các loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ, rèn luyện thể lực vừa phải, đồng thời sử dụng những thủ thuật để giúp ghi nhớ dễ dàng hơn như là sắp xếp đồ vật ngăn nắp, dùng báo thức, dùng giấy note…

12/ Suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực cũng là một trong những biến chứng có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. Theo tạp chí Stroke.org thì có tới 66% bệnh nhân sau tai biến bị suy giảm thị lực với những mức độ nghiêm trọng khác nhau, nhẹ thì mờ một bên mắt, nhìn thấy hình ảnh bị nhòe, mắt lác, chuyển động mắt kém linh hoạt, khô mắt nếu tổn thương nặng xảy ra cả ở hai bán cầu não thì người bệnh có thể bị mù lòa.

Thông thường, vấn đề về mắt thường dễ bị bỏ qua vì các bác sĩ hay tập trung vào những di chứng nặng hơn như là liệt nửa người, không nói được hoặc là do bệnh nhân thậm chí không nhận thức được thị lực của họ đã bị ảnh hưởng bao nhiêu, do đó di chứng này thường khó chẩn đoán.

Hầu hết những người bị suy giảm thị lực sau tai biến thì sẽ không phục hồi thị lực hoàn toàn. Thị lực có thể cải thiện hơn thông qua việc sử dụng một số loại thuốc mắt và các bài tập trị liệu của bác sĩ nhãn khoa, các bác sĩ điều trị phục hồi chức năng sau tai biến.

13/ Viêm phổi

Viêm phổi là một biến chứng do tình trạng rối loạn nuốt sau tai biến gây ra. Rối loạn nuốt làm cho phế quản bị ứ đọng đờm rãi, lưu thông đường thở kém khiến bệnh nhân bị viêm phổi, suy hô hấp cấp và có thể tử vong.

Do đó trong công tác chăm sóc bệnh nhân tai biến hằng ngày cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, làm sạch đờm rãi trong khoang miệng, cổ họng của bệnh nhân, tránh đề đờm rãi quánh đặc lại cản trở đường thở.

Đồng thời, mỗi ngày nên vỗ rung lồng ngực 1 -2 lần để long đờm. Nếu trong trường hợp cần thiết thì có thể sử dụng thêm những thiết bị hỗ trợ hoặc thuốc để làm long đờm. Sau đó, cho người bệnh nằm sấp khoảng 30 phút để dẫn lưu phân thủy phổi ra phía sau.

Đặc biệt lưu ý, khi cho bệnh nhân ăn uống cần cho ăn thức ăn mềm, đút từng miếng nhỏ, để bệnh nhân nhai nuốt từ từ, tránh gây sặc hóc khiến thức ăn lọt xuống phế quản gây viêm phổi, suy hô hấp cấp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về các di chứng thường gặp sau tai biến. Người thân trong gia đình cần nắm được Quy trình chăm sóc toàn diện bệnh nhân sau tai biến tại nhà, để có thể giúp bệnh nhân sớm bình phục và hòa nhập với cuộc sống.

 

5/5 (1 Review)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến