Mọi điều bạn cần biết về một cơn đột quỵ nhẹ (TIA)

Đột quỵ nhẹ thực chất là một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) – do sự gián đoạn tạm thời trong việc cung cấp máu cho một phần của não.

➤ Cơn thiếu máu thoáng qua là một trong 3 loại đột quỵ thường gặp, xem chi tiết về Cách nhận biết các loại đột quỵ, loại nào là nguy hiểm nhất?

Hiểu đúng về một cơn đột quỵ nhẹ

Một cơn đột quỵ nhẹ (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua) xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị ngưng trệ trong thời gian ngắn, thường là vài phút. Máu trong cơ thể mang theo oxy và các chất dinh dưỡng đi theo hệ thống mạch máu để nuôi các tế bào não. Nếu nguồn cung cấp máu bị gián đoạn thì các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần. Người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện tương tự như đột quỵ.

Thông thường, quá trình lưu thông máu sẽ nhanh chóng bình thường trở lại. Khi não nhận đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết thì các biểu hiện đó sẽ biến mất. Điều này làm cho cơn đột quỵ nhẹ khác với một cơn đột quỵ thực sự ở chỗ là não không bị tổn thương vĩnh viễn hay để lại di chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ

Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ 1

Các dấu hiệu đặc trưng của một cơn thiếu máu thoáng qua (đột quỵ nhẹ) cũng tương tự như một cơn đột quỵ. Triệu chứng mà mỗi người gặp phải không giống nhau hoàn toàn. Nó phụ thuộc vào phần não bị ảnh hưởng nằm ở bên trái hay bên phải.

Cụ thể các dấu hiệu mà một người bị đột quỵ nhẹ có thể gặp là:

  • Thần kinh: xuất hiện cơn đau đầu dữ dội, kèm theo chóng mặt, buồn nôn
  • Bị mất thăng bằng: đi đứng không vững vàng, có thể đột nhiên ngã khụy không rõ nguyên nhân
  • Mắt: có thể bị mờ một hoặc hai bên mắt
  • Khuôn mặt: bị méo miệng, má rủ xệ, sụp mí
  • Các chi: tay chân yếu ớt, không thể cùng lúc nâng 2 cánh tay qua đầu được, có thể bị tê liệt tay hoặc chân chỉ ở một bên của cơ thể.
  • Lời nói: không hiểu những gì người khác đang nói, bị lú lẫn, khó sử dụng từ ngữ phù hợp để diễn đạt, nói ngọng, nói lắp, khó nuốt nước bọt…

Nguyên nhân gây ra đột quỵ nhẹ (TIA)?

Nguyên nhân gây ra đột quỵ nhẹ (TIA)? 1

Một cơn đột quỵ nhẹ xuất hiện là do sự lưu thông máu lên não tạm thời bị gián đoạn. Sự tắc nghẽn mạch máu tạm thời này thường gây ra bởi những cục máu đông hình thành trong mạch máu. Trong quá trình di chuyển chúng đi qua các mạch máu hẹp và không thể di chuyển được nữa gây ra sự tắc nghẽn.

Sự tắc nghẽn này cũng có thể là do các mảng xơ vữa động mạch bị vỡ và chèn ép mạch máu hoặc các mảng xơ vữa động mạch chặn khối máu đông.

Những yếu tố rủi ro có nguy cơ gây ra đột quỵ nhẹ gồm có:

1/ Tắc động mạch ngoại biên: các mạch máu ở chân hoặc tay bị tắc bởi mảng bám xơ vữa hoặc huyết khối

2/ Bệnh động mạch cảnh: các mạch máu trong cổ dẫn đến não của bạn bị tắc nghẽn.

3/ Bệnh tim mạch: bao gồm suy tim, khiếm khuyết tim, nhiễm trùng tim,đặc biệt là rung tâm nhĩ (nhịp tim không đều).

4/ Bệnh hồng cầu hình liềm: những tế bào hồng cầu bị dị dạng có hình lưỡi liềm sẽ gặp khó khăn khi di chuyển qua các mạch máu nhỏ, điều đó có thể làm chậm hoặc tắc nghẽn mạch máu, ngăn chặn lưu lượng máu lên não gây ra đột quỵ nhẹ.

5/ Huyết áp cao: nguy cơ đột quỵ nhẹ cao hơn khi chỉ số huyết áp vượt ngưỡng 140/90 mmHg.

6/ Bị tiểu đường: bệnh tiểu đường làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng xơ vữa động mạch –  các chất béo tích tụ lại sẽ làm thu hẹp các động mạch.

7/ Béo phì: chỉ số khối cơ thể từ 25 trở lên và chu vi vòng eo lớn hơn 89 cm ở phụ nữ hoặc 102 cm ở nam giới làm tăng nguy cơ hình thành một cơn đột quỵ thiếu máu thoáng qua.

8/ Cholesterol cao: nồng độ cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch trong mạch máu, một khi các mảng này bị vỡ ra chúng có thể ngăn chặn dòng chảy của máu.

9/ Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên: tất cả các biện pháp tránh thai đường uống điều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, để tìm hiểu thêm về điều này bạn có thể đọc bài viết: Hiểu đúng về nguy cơ đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai lâu ngày.

10/ Sử dụng chất gây nghiện: sử dụng nhiều loại thuốc như amphetamine, cocaine và heroin.

11/ Hút thuốc lá, uống rượu: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đông máu, tăng huyết áp và góp phần phát triển các chất béo tích tụ cholesterol trong động mạch (xơ vữa động mạch). Uống nhiều rượu là nguyên nhân gây tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

12/ Tuổi tác và tiền sử gia đình: Những người trên 55 tuổi, người có tiền sử trong gia đình đã từng bị đột quỵ. 

Làm thế nào để chẩn đoán cơn đột quỵ nhẹ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán đột quỵ nhẹ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả từ xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:

Chụp cắt lớp vi tính sọ não: và chụp cộng hưởng từ: chụp hình ảnh chi tiết bộ não để quan sát vị trí bị tắc mạch máu não

Xét nghiệm dịch não tủy: Xét nghiệm dịch não tủy ( sinh hóa, tế bào, vi sinh vật, độ pH, định lượng các men và các chất dẫn truyền thần kinh…)

Điện tâm đồ: để kiểm tra nhịp tim có bất thường hay không.

Kiểm tra huyết áp: kiểm tra xem người bệnh có bị huyết áp cao hay không.

Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu (lúc đói), lượng đường trong máu…

Sau cùng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán để đánh giá tình trạng hiện tại của bạn. Đồng thời, họ sẽ đưa ra những hướng dẫn cũng như tư vấn cụ thể để bạn biết được nên phòng ngừa như thế nào, nên điều trị ra sao trong tình huống này.

Bạn có thể sẽ cần phải đến bệnh viện thường xuyên hơn để kiểm tra định kì tình hình sức khỏe của bản thân để cập nhật những thay đổi cần thiết giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, tránh khỏi nguy cơ đột quỵ tái phát bất ngờ.

Một cơn đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?

Một cơn đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không? 1

Trước kia, những cơn đột quỵ nhẹ được coi là hội chứng thiếu máu não lành tính, có nguy cơ tái phát thấp hơn đột quỵ. Tuy nhiên, các nghiên cứu nước ngoài trong những năm gần đây phát hiện ra rằng:

  • Người bị TIA có nguy cơ đột quỵ sớm trong vòng 7 ngày với tỷ lệ từ 4 -10%.
  • Người bị TIA có nguy cơ tái phát trong vòng 90 ngày với tỷ lệ 10 – 20%.

Tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân mắc TIA cao hơn 13 – 16 lần trong năm đầu tiên so với dân số nói chung. Chỉ có 1/3 trường hợp những người bị TIA là không bị tái phát sau đó.

Ngoài ra, bệnh nhân đã từng trải qua cơn đột quỵ thiếu máu thoáng qua không chỉ dễ bị đột quỵ mà còn dễ bị nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột. Tổng nguy cơ tái phát TIA, nhồi máu cơ tim và tử vong sau 90 ngày cao tới 25%. Nếu xử lý đúng cách, nguy cơ đột quỵ trong 90 ngày có thể giảm xuống 1% đến 3%.

Do đó, TIA là một lời cảnh báo nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng trong tương lai cần can thiệp khẩn cấp. Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiều di chứng nặng nề khác như trầm cảm, sa sút trí tuệ, ngọng nói thậm chí là không nói được, liệt tay chân…Đây là cơ hội hành động để ngăn chặn điều này xảy ra. Việc phát hiện và điều trị từ sớm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ sau TIA tới 80%

Phòng ngừa

Nếu một người đã trải qua cơn đột quỵ nhẹ thì nhất định cần quan tâm tới việc điều chỉnh lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đột quỵ quay trở lại. Dưới đây là những điều nên làm để phòng ngừa lâu dài:

Thói quen ăn uống

  • Hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, không ăn những đồ ăn quá mặn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ nhất là những loại rau lá xanh có nhiều kali, folate và chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ chống lại TIA hoặc đột quỵ.
  • Nếu bạn bị huyết áp cao, tránh ăn mặn và không thêm muối vào thức ăn có thể làm giảm huyết áp. Tránh muối có thể không ngăn ngừa tăng huyết áp, nhưng natri dư thừa có thể làm tăng huyết áp ở những người nhạy cảm với natri.

Tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn bị huyết áp cao, tập thể dục thường xuyên là một trong số ít cách bạn có thể hạ huyết áp mà không cần thuốc.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: thừa cân gây ra tình trạng béo phì và nhiều vấn đề khác như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, tim mạch. Vì vậy việc duy trì cân nặng phù hợp với vóc dáng bằng chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục hợp lý sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ nhẹ.

Ngoài ra, cần bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa bia rượu, các loại nước ngọt đóng chai…Đồng thời không nên lạm dụng thuốc tùy tiện… đặc biệt là các loại thuốc giảm đau không kê đơn.

➤ Đọc thêm: Cảnh báo 7 thói quen xấu cần loại bỏ để tránh đột quỵ xuất hiện bất ngờ

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược thiên là một giải pháp an toàn và có hiệu quả lâu dài trong việc phòng ngừa đột quỵ. 

Bình an Nano là một trong những sản phẩm hàng đầu giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ, với thành phần được bào chế từ những dược liệu quý bao gồm:

  • Saponin trong Tam Thất
  • Ruttin từ nụ Hoa Hòa
  • Flavon Glycosid trong cây Bạch quả

Sự kết hợp của 3 thành phần này mang đến tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cung cấp máu và oxy, chống gốc tự do, phục hồi tổn thương thần kinh, từ đó giúp:

  • Cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình
  • Suy giảm trí nhớ, mất tập trung
  • Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Phòng ngừa 1

Bình An Nano là sản phẩm tiên phong khi áp dụng công nghệ Nano Solid-Lipid độc quyền của PGS.TS – Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyên phó Viện trưởng Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Với công nghệ Nano Solid-Lipid, các thành phần dược liệu bào chế đạt được nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Hạt Nano có cơ chế tác động thông minh với khả năng kiểm soát và giải phóng thuốc nhắm đích giúp tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ
  • Hạt Nano có kích thước nhỏ (<16 nm) giúp tăng độ tan, khả năng hấp thu và tăng sinh khả dụng của sản phẩm
  • Hàm lượng hoạt chất trong hạt rất cao (>22%)
  • Cấu trúc tương hợp màng tế bào nên an toàn, lành tính đồng thời giúp giải phóng hoạt chất sâu vào tế bào tạo tác dụng nhanh mạnh.
  • Hạt Nano ổn định trong khoảng pH rộng và nhiệt độ cao

Đừng để mối lo đột quỵ huỷ hoại cuộc sống của bạn. Áp dụng ngay lối sống khoa học và sử dụng các sản phẩm tăng cường tuần hoàn máu não như Bình An Nano để phòng ngừa đột quỵ và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Bạn đọc quan tâm đến sản phẩm vui lòng tham khảo tại: TẠI ĐÂY

3.5/5 (2 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến