Hướng dẫn cách sơ cứu cần làm ngay khi gặp người tai biến mạch máu não

Với người bị tai biến mạch máu não (đột quỵ), ngoài việc được cấp cứu sớm tại các cơ sở y tế, thì sơ cứu tại chỗ cũng rất quan trọng. Sơ cứu đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong lúc người bệnh chưa nhận được sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu.

Tổng quan về tai biến mạch máu não

Tổng quan về tai biến mạch máu não 1

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tai biến mạch máu não có hai loại là xuất huyết não và nhồi máu não.

Tai biến do nhồi máu não: Đây là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc. Trường hợp này có thể cấp cứu trong vòng 4 – 5 tiếng sau khi xuất hiện tai biến, nhưng nên đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cấp cứu càng sớm càng giảm thiểu được khả năng di chứng ảnh hưởng.

Nguy hiểm hơn là tai biến do xuất huyết não: Là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị vỡ. Trường hợp này cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian tính bằng phút.

Tai biến mạch máu não là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư và tim mạch. Người bệnh cũng có thể gặp phải các di chứng sau tai biến nặng nề như tàn tật suốt đời. Theo thống kê trên thế giới, cứ 53 ngày sẽ có một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ), cứ 3,3 phút có một bệnh nhân tử vong do bệnh này. Một con số báo động khiến chúng ta thực sự lo ngại về căn bệnh này. Còn tại Việt Nam, trung bình mỗi năm lại có thêm 200.000 người bị đột quỵ, 104.000 người tử vong vì tai biến. 

Quy tắc nhận biết tai biến sớm

Quy tắc nhận biết tai biến sớm 1

Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tuỳ thuộc vào diện tích vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Đó là lý do tại sao việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não và xử trí ngay là rất quan trọng.

Theo các bác sĩ, các triệu chứng của tai biến mạch máu não rất đa dạng, tùy thuộc vào loại tổn thương, mức độ tổn thương, vị trí vùng não bị tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch máu não gồm:

  • Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
  • Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
  • Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
  • Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

  1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống
  2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
  4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị tai biến mạch máu não 1

Khi gặp người bị tai biến mạch máu não, cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất vì não là cơ quan quan trọng và rất nhạy cảm. Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được. Chỗ não bị tổn thương sau đó còn bị phù nề, gây chèn ép, nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý, trong thời gian chờ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của người bệnh, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

Cụ thể, các xử trí ban đầu bằng cách:

  1. Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.
  2. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
  3. Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  4. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển nhiều càng có thể làm bệnh nặng hơn.
  5. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
0/5 (0 Reviews)

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến