Khám và điều trị tai biến mạch máu não ở đâu uy tín?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là căn bệnh nguy hiểm có khả năng cướp đi tính mạng của bệnh nhân rất nhanh chóng. Kể cả có thể sống sót sau tai biến thì đa số đều phải chịu những di chứng theo cấp độ nghiêm trọng khác nhau, nguy hiểm nhất là tàn phế.

Khám và điều trị tai biến mạch máu não ở đâu uy tín? 1

Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của bệnh tai biến, tốt nhất bạn nên đi khám để được phát hiện kịp thời. Phòng ngừa và điều trị từ sớm sẽ giúp bệnh nhân tai biến hạn chế tối đa nguy cơ tái phát hoặc để lại di chứng.

Vậy, nếu có nhu cầu khám và chẩn đoán bệnh tai biến, bạn nên tham khảo các cơ cở y tế uy tín sau đây:

Những ai có nguy cơ bị tai biến mạch máu não

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị tai biến mạch máu não kể cả người lớn và trẻ em, nhưng những đối tượng sau có nguy cơ cao nhất:

1/ Dựa theo tuổi tác: Theo thông tin của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thì những người già trên 50 tuổi có nguy cơ bị tai biến rất cao do xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid tăng cao và bệnh lý cao huyết áp làm cho mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu đột ngột.

2/ Những người có các bệnh lý sau:

  • Cao huyết áp
  • Bệnh lý về tim mạch đặc biệt là rung tâm nhĩ (nhịp tim không đều)
  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Dị dạng mạch máu
  • Đau nửa đầu

3/ Người có lối sống kém lành mạnh: nghiện thuốc lá, thường xuyên uống bia rượu, ăn uống không khoa học đặc biệt là những thực phẩm nhiều chất béo. Những thói quen này có thể làm hỏng mạch máu của bạn, làm cho huyết áp tăng cao và khiến máu dễ đông hơn.

4/ Tiền sử gia đình: Nếu người thân (cha mẹ, ông bà, anh chị em) bị từng bị tai biến thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh này.

Khám tai biến mạch máu não thực hiện thế nào?

Khám tai biến mạch máu não thực hiện thế nào? 1

Khám tai biến mạch máu não thường trải qua 3 bước:

Bước 1: Chẩn đoán lâm sàng

Người bệnh sau khi làm thủ tục khám sẽ được hướng dẫn tới phòng khám Khoa thần kinh/ Khoa đột quỵ để chẩn đoán lâm sàng. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ bệnh tình thông qua các câu hỏi liên quan tới:

  • Công việc hiện tại, tiền sử bệnh tật trước đó,
  • Bệnh nhân có đang dùng thuốc điều trị gì hay không?
  • Bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng bất thường nào trong thời gian gần đây như là: ngất xỉu, chóng mặt, đau đầu… hay không?
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng?
  • Người bệnh có gặp vấn đề về thị lực hay ngôn ngữ không?
  • Người bệnh có thấy tay chân bị tê yếu hay không?

Ngoài ra, người bệnh được kiểm tra thêm các chỉ số cơ bản như mức huyết áp và nhịp tim

Bước 2: Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để đánh giá 2 chỉ số sau:

Xét nghiệm công thức máu: đây là xét nghiệm cơ bản nhất trong những khảo sát liên quan đến huyết học. Xét nghiệm công thức máu là khảo sát số lượng, hình thái, kích thước của các loại tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).

Xét nghiệm đông máu: để kiểm tra tốc độ đông máu, nếu thời gian đông máu chậm thì bệnh nhân có thể bị rối loạn chảy máu

Bước 3: Xét nghiệm hình ảnh

Bao gồm nhiều kĩ thuật chiếu chụp hình ảnh khác nhau để giúp bác sĩ có chẩn đoán rõ ràng nhất về tình trạng của người bệnh.

Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện những loại kiểm tra sau đây:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp động mạch não
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ

Địa chỉ khám tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có thể được khám và chẩn đoán tại rất nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Người bệnh nên lựa chọn những bệnh viện từ tuyến tỉnh đến tuyến Trung ương để có đầy đủ các thiết bị, cơ sở y tế phục vụ cho việc chẩn đoán.

? Nếu bạn ở Hà Nội, bạn có thể lựa chọn những bện viện lớn hoặc bệnh viện tuyến trung ương để đảm bảo công tác khám bệnh:

Sau đây là danh sách một số bệnh viện uy tín tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ: số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: – Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Biện viện E – Địa chỉ: 78 -79 Trần Cung, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bệnh viện Hữu Nghị – Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Đức – Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện Xanh Pôn – Địa chỉ: 12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Bệnh viện GTVT Trung Ương – Địa chỉ: 1194 Đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  •  Bệnh viện Thanh Nhàn – Địa chỉ: 42 Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện 105 – Địa chỉ: Số 1 Chùa Thông,Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nôi
  • Bệnh viện đại học y Hà Nội – Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Hà Nội

? Nếu bạn ở TPHCM, bạn có thể tới khám ở các bệnh viện sau:

  • Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM
  • Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
  • Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
  • Bệnh viện Q.2 TP.HCM

? Nếu bạn ở các tỉnh xa, bạn có thể thăm khám tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
  • Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
  • Bệnh viện Đà Nẵng
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Điều trị phục hồi sau tai biến ở đâu?

Những bệnh nhân có di chứng sau tai biến như là liệt nửa người, rối loạn thị lực, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tâm thần… thì cần điều trị phục hồi chức năng để trở lại bình thường. Việc điều trị phục hồi sẽ được thực hiện tại các chuyên khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh và các kĩ thuật viên hướng dẫn các bài tập vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu.

Ngoài ra, việc điều trị phục hồi có thể kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền ( bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, giác hơi …) để hồi phục chức năng dần dần.

Theo đó, tùy từng vấn đề người bệnh đang gặp phải mà sẽ điều trị tại các chuyên khoa phù hợp.

Một số địa chỉ phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến:

  • Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Phục hồi chức năng – Địa chỉ: 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Khoa Y học cổ truyền (A6) – Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
  • Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến