Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Sau tai biến mạch máu não (đột quỵ não), có khoảng 2/3 bệnh nhân mắc di chứng liên quan đến yếu cơ, liệt vận động. 

Liệt nửa người là gì?

Liệt nửa người là dạng tê liệt ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Tùy vào phần não trái hoặc phải bị tổn thương thì phần cơ thể nằm ở phía ngược lại sẽ bị yếu liệt.

Liệt nửa người xảy ra do bộ phận não điều khiển chức năng vận động của cơ thể bị tổn thương, dẫn đến việc không thể kiểm soát chuyển động tự nhiên của một cơ hoặc một nhóm cơ.

Đa phần các trường hợp liệt nửa người ở bệnh nhân tai biến là do xuất huyết não, di chứng này ít khi xảy ra ở bệnh nhân tai biến nhồi máu não (Xem chi tiết Các loại tai biến mạch máu não)

Liệt nửa người là gì? 1

Các biểu hiện liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Người bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não sẽ có các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não bộ. Trong đó các biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Đi lại khó khăn, giữ thăng bằng kém.
  • Khó thay đổi tư thế, khó lăn trở trên giường nhất là lăn từ bên liệt sang bên lành.
  • Khó ngồi dậy, đứng dậy, ngồi hoặc đứng không vững vàng.
  • Liệt một bên mặt dẫn đến tình trạng khó khăn khi nói, khó nuốt.
  • Nắn bắp cơ thấy rắn chắc hơn bình thường.
  • Các nhóm cơ yếu liệt bị co cứng, cản trở hoạt động bình thường của cơ thể như là cầm nắm đồ vật, tắm rửa, thay quần áo…
  • Nhóm cơ ở phần cơ thể bị liệt co cứng và ngắn hơn so với bên lành, làm cho cổ bị ngoẹo sang bên liệt, thân mình cũng nghiêng sang bên liệt.
  • Phần hông ở bên liệt của người bệnh bị kéo cao hơn so với bên lành.
  • Khớp háng, khớp gối và cổ chân bị duỗi thẳng nên khi đi lại có cảm giác chân liệt dài hơn chân lành.
  • Tay bên liệt bị co cứng, gập lại, khép và xoay vào trong, nên khớp vai, khớp khuỷu và cổ tay, bàn tay bị gập và khép và xoay trong.
  • Tất cả bệnh nhân tai biến bị co cứng cơ bắp trong một thời gian dài dễ bị chuyển thành co rút, làm cho các khớp vận động thiếu linh hoạt, khớp bị biến dạng, cứng khớp khiến người bệnh bị đau mỗi khi cử động.

Các biểu hiện liệt nửa người do tai biến mạch máu não 1

Liệt nửa người trầm trọng còn có thể gây ra những vấn đề khác như là: động kinh, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức cũng như sự thay đổi về hành vi và cảm xúc. Bệnh nhân bị liệt nửa người nếu như không có sự quan tâm của gia đình dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Làm sao để phục hồi di chứng liệt nửa người sau tai biến?

Áp dụng các bài tập vật lí trị liệu

Áp dụng các bài tập vật lí trị liệu 1

Mặc dù liệt nửa người là một tình trạng tàn tật nghiêm trọng nhưng các liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân sau tai biến cải thiện chức năng vận động của mình. Tuy nhiên, khả năng vận động sẽ không thể phục hồi 100% như trước. Nhưng hơn hết, bệnh nhân sau tai biến cần luyện tập vật lí trị liệu càng sớm càng tốt nếu không mức độ hồi phục sẽ kém hơn.

Bệnh nhân liệt nửa người sẽ được tập luyện các dạng bài tập trị liệu vật lí khác nhau phụ thuộc vào tình trạng của bản thân. Phác đồ luyện tập được xây dựng bởi các bác sĩ hoặc kĩ thuật viên – những người có chuyên môn về vật lí trị liệu.

Với trường hợp bệnh nhân phải nằm giường, mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, thì giai đoạn đầu nên thực hiện những bài tập thụ động (vận động thụ động là các bài tập do người khác thực hiện lên các phần cơ thể của bệnh nhân)

Các bài tập thụ động bao gồm: xoa bóp, massage các chi, tập co duỗi tay chân, trở mình sang hai bên.

➣ Mục đích của những bài tập này để giúp ngăn ngừa co khớp, co rút cơ, gây suy giảm chức năng vận động của xương khớp.

➣ Đồng thời, việc tăng cường hoạt động ở bên cơ thể không bị liệt sẽ kích thích phần não bộ tổn thương dần phục hồi, từ đó khả năng vận động ở bên bị liệt sẽ dần được cải thiện.

Sau đó, khi tình trạng đã tiến bộ hơn thì người tập bắt đầu thực hiện các động tác nâng cao hơn như là tập cầm nắm, tập nâng tay chân, tập ngồi dậy…

Đối với người bệnh có thể tự ngồi dậy, đi lại được thì bài tập thích hợp là đi bộ, đạp xe bằng dụng cụ, đi thảm lăn có dụng cụ hỗ trợ trong nhà…Tùy vào sức của bệnh nhân để lựa chọn khoảng cách và vận tốc rèn luyện phù hợp, không nên gắng sức.

Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số dụng cụ hỗ trợ như là xe lăn, gậy chống, tạ cầm tay, bóng đỡ…để giúp cho quá trình phục hồi chức năng hiệu quả hơn.

Hỗ trợ phục hồi chức năng bằng châm cứu, xoa bóp và bấm huyệt

Ngoài việc áp dụng các biện pháp trị liệu bằng y học hiện đại, thì các phương pháp trị liệu theo y học cổ truyền cũng đóng vai trò hỗ trợ nhất định trong giai đoạn phục hồi chức năng sau tai biến.

Trị liệu bằng châm cứu, xoa bóp hay bấm huyệt đều được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm chuyên môn nhất là với châm cứu, cần phải người biết am hiểu về hệ thống kinh mạch, huyệt vị trên cơ thể nếu không sẽ dễ xảy ra những rủi ro nguy hiểm.

Người nhà có thể tham gia một vài buổi đào tạo ngắn hạn để được dạy một vài kĩ năng bấm huyệt hoặc xoa bóp căn bản để có thể hỗ trợ cho bệnh nhân tại nhà. Còn riêng với liệu pháp bấm huyệt thì cần tới các trung tâm trị liệu y học cổ truyền uy tín để thực hiện.

Đọc chi tiết hơn: Quy trình trị liệu bằng châm cứu với bệnh nhân sau tai biến thực hiện thế nào?

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc áp dụng các bài tập vật lí trị liệu thì cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi. Cần đảm bảo thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn phải mềm, dễ tiêu hóa, để tránh bị hóc, nghẹn hay rối loạn đại tiện.

Kiêng hoàn toàn chất kích thích như rượu bia thuốc lá, cà phê.

Không nên ăn những đồ ăn mặn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ vì chúng có thể gây ra các yếu tố nguy cơ (bệnh tim, huyết áp cao, mỡ máu…) khiến cho tai biến tái phát trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm: Người bị tai biến mạch máu não nên ăn gì, kiêng gì để nhanh phục hồi?

Quá trình phục hồi chức năng vận động ở những bệnh nhân liệt nửa người thường diễn ra chậm. Do đó, bản thân bệnh nhân cần có sự kiên trì và quyết tâm cao, không được bỏ dở trị liệu giữa chừng, mức độ luyện tập được tăng tiến theo từng giai đoạn nhằm thúc đẩy sự phục hồi, sửa chữa tổn thương não bộ ở mức cao nhất để lấy lại tối đa các chức năng vận động. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ và tình yêu thương của người thân trong gia đình cũng là một yếu tố quan trọng không kém để giúp người bệnh sớm tái hòa nhập cộng đồng.

 

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến