Stress – Thủ phạm chính gây ra nhiều hệ lụy khôn lường

Stress (căng thẳng thần kinh) là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống của chúng ta trở nên nặng nề. Vậy căng thẳng là gì và liệu có biện pháp nào để giảm bớt stress hiệu quả?

Tổng quan về stress ( căng thẳng thần kinh)

Tổng quan về stress ( căng thẳng thần kinh) 1

Stress (căng thẳng thần kinh) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc chúng ta gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim khiến cho nhịp thở nhanh hơn (phản ứng chống căng thẳng).

Căng thẳng tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt,  giúp chúng ta tập trung, đáp ứng các tình huống khó khăn, đây là phản ứng cần thiết trong cuộc sống. Căng thẳng tích cực buộc mỗi người phải hành động để có nhận thức và quan điểm mới thú vị hơn.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác động xấu. Căng thẳng có liên quan đến đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Nếu đã mắc bệnh, căng thẳng có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn. Người bệnh cũng thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc và học tập.

Những tác hại đáng sợ của stress đối với sức khỏe

Những tác hại đáng sợ của stress đối với sức khỏe 1

Ảnh hưởng đến não bộ: Não là một trong những bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Stress gây tăng tiết cortisol, có những tác động xấu đến vùng não có trách nhiệm trong việc ra những quyết định và khả năng ghi nhớ. Điều này giải thích tại sao đôi lúc chúng ta không đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp trong những tình huống căng thẳng và cũng không tập trung tư tưởng vào các công việc.

Ảnh hưởng đến tim mạch: Có sự liên hệ giữa stress và bệnh lý tim mạch: cholesterol và tăng triglycerid, tăng huyết áp. Thêm vào đó nhịp tim tăng lên một cách đáng kể.

Ảnh hưởng đến hệ cơ: Stress khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao đồng thời cơ thể giải phóng lượng hormone nhiều hơn bình thường. Tất cả những điều này tác động lên hệ cơ xương khớp gây cảm giác căng cứng, đau nhức, đi lại khó khăn.

Khiến cơ quan nội tạng hoạt động kém đi: Khi bị stress thì tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhận được ít năng lượng hơn khi cơ thể phải tập trung đối phó với căng thẳng. Đây là lý do gây ra tình trạng khó tiêu, đau đầu, ốm vặt thường xuyên và những hậu quả đáng tiếc khác.

Trầm cảm: Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến não, dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. Căng thẳng khiến các hệ thống dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và norepinephrine mất cân bằng, gây ra tâm trạng thất thường, mất ngủ và thiếu sức sống. Những người mắc trầm cảm sẽ có mức cortisol cao hơn và ảnh hưởng đến tế bào não.

Ảnh hưởng đến da: Stress khiến da sẽ đột ngột nổi mụn. Điều này có thể do sự thay đổi hormone gây ra bởi stress. Sự căng thẳng tạo ra bởi những rối loạn cảm xúc đó có thể làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông.

Những dấu hiệu của stress

Những dấu hiệu của stress 1

Mệt mỏi: Khi cơ thể cảm thấy mức độ làm việc quá nhiều, thậm chí ngủ cả đêm cũng không đủ để nạp lại năng lượng cho ngày hôm sau.

Mất ngủ: Mất ngủ liên quan đến sự căng thẳng bắt nguồn từ việc chúng ta không thể ngừng suy nghĩ về tất cả các nghĩa vụ phải làm trong cuộc sống cộng với việc cơ thể đang bị quá tải sẽ khiến cơ thể càng trở nên căng thẳng. Và tất nhiên, khi không thể ngủ chúng ta sẽ kiệt sức hơn vào ngày hôm sau. 

Hay bị ốm: Khi cơ thể làm việc quá tải trong suốt quá trình bị căng thẳng, cơ thể sẽ không có thời gian để hồi phục và kháng lại những bệnh nhỏ nhất và nó sẽ phải vất vả chiến đấu để chống lại cho dù chỉ là một cơn cảm cúm nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ miễn dịch bị ức chế bởi khoảng 30% khi chúng ta đang căng thẳng.

Đầu óc trống rỗng: Khi chúng ta bị căng thẳng, nó giống như việc bạn có quá nhiều thứ trên một chiếc đĩa vậy. Với những công việc chính và những trách nhiệm thoáng qua trong đầu, sẽ rất khó để lưu tâm được tất cả những điều nhỏ nhặt.

Đau đầu, đau nhức cơ thể thường xuyên: Sự mệt mỏi này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tập trung và chú ý mà nó còn gây áp lực về thể chất lên cơ thể.

Lãnh đạm với cuộc sống chăn gối: Khi chúng ta căng thẳng và chịu đựng một tấn các vấn đề, ham muốn tình dục sẽ bị suy giảm.

Dễ xúc động: Khi chúng ta bị căng thẳng quá mức, phần nguyên thủy não bộ  sẽ chiếm ưu thế kiểm soát. Điều này giải thích tại sao khi ta bị căng thẳng sẽ khiến ta dễ khóc khi bị đổ sữa, hoặc dễ dàng nổi giận khi ai đó bấm còi inh ỏi. Khi đó cơ thể đã quá căng thẳng vì kiệt sức đến mức ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng khiến ta ức chế dù điều đó là rất ngớ ngẩn.

Không thể tập trung được nữa: Đây là một trong những dấu hiệu rõ nhất của stress. Khi bị căng thẳng, dường như mọi thứ đều đang “đánh nhau” để thu hút sự chú ý của chúng ta. Điều này khiến ta lo lắng, hoảng loạn hơn và càng khó tập trung hơn. Kết quả là, ta thấy mình gần như không thể hoàn thành bất kì công việc nào dù là nhỏ nhất, thậm chí mất khả năng lưu giữ thông tin mà bạn vừa nghe hoặc đọc được. 

Choáng váng, chóng mặt: Ai cũng biết cách hít thở sâu và cố gắng thư giãn khi họ bị căng thẳng phải không? Khi bản năng mất đi, ta đang làm giảm lượng oxy bạn hít thở khiến ta thấy chóng mặt và thậm chí dẫn tới việc mất ý thức. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh (stress)

Nguyên nhân gây ra căng thẳng gồm hai yếu tố: bên ngoài ( bao gồm các sự kiện lớn trong cuộc sống) và bên trong (xảy ra trong cơ thể, do chính bản thân tự tạo áp lực vào cuộc sống). 

Cụ thể,theo nhận định của các chuyên gia, có 10 tác nhân gây ra căng thẳng phổ biến nhất gồm:

  1. Chấn thương tâm lý khi còn nhỏ: Một số người bị căng thẳng trong lâu dài do những chấn thương tâm lý khi còn nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy việc phải chịu đau khổ khi còn nhỏ có thể gây ra những căng thẳng về mặt thể chất suốt cuộc đời. 
  2. Mất đi người thân: Cái chết của người thân, vợ hoặc chồng có thể là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng nặng nhất mà một người có thể gặp phải.
  3. Ly hôn: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng ở người trưởng thành. 
  4. Tài chính: Nỗi lo tiền bạc, đặc biệt là tiền vay mua nhà, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng căng thẳng. Những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng và phải đối mặt với nợ nần hoặc phá sản có thể gặp căng thẳng trầm trọng.
  5. Công việc: Sự căng thẳng liên quan đến công việc thường xảy ra ở những người có công việc đòi hỏi thời gian làm việc dài. 
  6. Sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe có thể gây ra căng thẳng ở cả trẻ em và người lớn. Những nỗi lo lắng làm sao để khỏe mạnh lại, để trang trải chi phí y tế hoặc phải đối mặt với một căn bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính đều có thể gây ra stress. 
  7. Mối quan hệ cá nhân: Đôi khi con người bị căng thẳng bởi những mối quan hệ cá nhân, ngay cả khi các mối quan hệ cơ bản vẫn bình thường. Vợ chồng cãi vã, cha mẹ – con cái mâu thuẫn và đôi khi xung đột giữa bạn bè hoặc đồng nghiệp có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng.
  8. Con cái bị bệnh: Cha mẹ có con cái gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hoặc bị thương tích thường xuyên sẽ gặp nhiều căng thẳng. 
  9. Mang thai: Mang thai cũng có thể là một nguyên nhân khiến người phụ nữ cảm thấy căng thẳng. Điều này đặc biệt đúng đối với những trường hợp mang thai không kế hoạch hoặc các trường hợp mang thai dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ, con hoặc cả hai.
  10. Gặp tình huống nguy hiểm: Việc chúng ta gặp các tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, tai nạn ô tô hoặc là nạn nhân của tội phạm cũng có thể là nguyên nhân gây ra căng thẳng. Bất kỳ chuyện nguy hiểm nào đều có khả năng gây căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc trong thời gian ngắn hoặc dài.

Những cách đơn giản giúp giảm thiểu stress

Những cách đơn giản giúp giảm thiểu stress 1

Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone được gọi là adrenaline và cortisone, dẫn đến tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao và trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tổn thương nghiêm trọng các cơ quan cơ thể. Vì vậy, việc chống lại căng thẳng trước khi nó khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi triền miên là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giảm căng thẳng tự nhiên hiệu quả nhất theo lời khuyên của các chuyên gia.

  1. Liệu pháp âm nhạc: Một sự kết hợp của tâm lý, vài lời tư vấn tâm lý và âm nhạc có thể đóng vai trò như một liệu pháp điều trị để chữa trị một số căn bệnh như trầm cảm, vấn đề nhân cách, chứng tự kỷ, ung thư,…
  2. Đi bộ ngoài trời: Đây là hình thức tập thể dục dễ tiếp cận, dễ thực hiện, ít rủi ro và rẻ tiền. Nó góp phần đáng kể vào việc tăng cường sức khỏe tinh thần và phúc lợi.
  3. Ngồi thiền: Thiền là cách tốt nhất để loại bỏ căng thẳng. Theo nghiên cứu, 25 phút thiền định hàng ngày sẽ tác động rất lớn đến khả năng chịu đựng căng thẳng của con người.
  4. Massage: Massage giúp làm tăng chức năng mạch máu và giúp giảm căng thẳng. Tinh dầu, được xem là chất làm thư giãn, giúp xoa dịu tâm trí của bạn và loại bỏ lo lắng.
  5. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ từ 7−8 giờ để thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng. Ngoài ra, ngủ không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng sưng mắt, chuột rút các cơ, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch.
  6. Tập thể dục: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các bài tập thể dục hàng ngày giúp bảo vệ não khỏi sự trầm cảm do căng thẳng. Một người phải đảm bảo một hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, chơi các trò chơi như quần vợt hoặc bóng đá trên cơ sở hàng ngày ít nhất 30 phút vì nó làm trẻ hóa tinh thần và giác quan của một người.
  7. Ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung quả việt quất, cá hồi và hạnh nhân trong chế độ ăn hằng ngày, bởi chúng là những thực phẩm giúp bạn chống lại căng thẳng hiệu quả. Uống một tách trà xanh hoặc trà masala cũng làm trẻ hóa các giác quan và giảm mức độ căng thẳng.
  8. Tránh sử dụng mạng xã hội và điện thoại di động: Một cách tốt để đối phó với căng thẳng chính là ngắt kết nối với các thiết bị điện tử và dành thời gian cho chính mình để cảm nhận không khí trong lành và sự khác biệt.
  9. Tư duy tích cực: Tư duy tích cực đóng vai trò chính trong việc chống lại căng thẳng. Suy nghĩ tích cực trong tình huống căng thẳng có vẻ hơi khó khăn. Tuy nhiên, việc đưa những thông điệp tích cực đến tâm trí sẽ giúp giảm bớt lo lắng và nhanh chóng bình tĩnh và vui vẻ.
  10. Cười và cười thật lớn: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ là một câu tục ngữ cổ và vẫn còn nguyên giá trị trong thời này. Bất cứ khi nào bạn đối mặt với một tình huống mà bạn cực kỳ cảm thấy căng thẳng, hãy thử cười hoặc nếu không ít nhất bạn hãy mỉm cười, khi đó nụ cười tạo ra endorphin làm giảm độ căng thẳng trong cơ thể. Hạnh phúc là câu thần chú cuối cùng để đánh bại căng thẳng.
  11. Đọc sách: Thả hồn vào một cuốn sách hay, không phải là cách kì lạ để thư giãn nhưng lại là một phương pháp cực kỳ đơn giản và không cần đến công nghệ hiện đại để giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
  12. Làm việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa nghe như chẳng mấy thư giãn nhưng các động tác chuyển động cơ thể lại có tác dụng đáng kể trong việc giảm nhẹ căng thẳng.
  13. Đi du lịch hàng năm: Thưởng cho bản thân những kỳ nghỉ hàng năm bằng các chuyến du lịch là một trong những cách giải tỏa stress rất hiệu quả.
  14. Chi tiền cho sở thích: Một số người cho rằng tiền không mang lại hạnh phúc. Trên thực tế, một nghiên cứu cho rằng chi tiền vào những trải nghiệm thú vị sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn những cuộc chơi vô bổ khác.
  15. Nghĩ đến điều vui vẻ: Duy trì những quan điểm hạnh phúc và vui vẻ giúp chúng ta  kiên cường và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Có cái nhìn lạc quan về cuộc sống là phương pháp hiệu quả để giảm stress hàng ngày.
  16. Hẹn cà phê cùng bạn bè: Gặp mặt gia đình hay bạn bè là cách cải thiện cảm xúc hiệu quả. Một nghiên cứu vào năm 2014 của Tạp chí Quan hệ Cá nhân và Xã hội cho rằng, những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và người thân là chất xúc tác giúp con người cảm thấy thỏa mãn.
  17. Tham gia hoạt động ngoài trời: Ánh nắng thiên nhiên là liệu pháp giúp giảm stress, làm dịu cảm xúc tiêu cực hay lo lắng. Chúng ta có thể tham gia vào những cuộc dã ngoại ngoài trời nhiều ngày hay đi biển để giải tỏa căng thẳng.

Dù có phải đối mặt với muôn vàn thử thách trong cuộc sống, thì một tinh thần vui vẻ và lối suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn vượt qua mọi căng thẳng cũng như trở nên mạnh mẽ hơn.

0/5 (0 Reviews)

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến