Tai biến mạch máu não nặng nguy hiểm thế nào?

Tai biến mạch máu não nặng nguy hiểm thế nào? 1

Tai biến mạch máu não nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) các triệu chứng kéo đến và mất đi nhanh chóng hầu như không để lại bất kì di chứng nào cho người bệnh.

Còn tai biến mạch máu não nặng bao gồm 2 trường hợp: Tai biến xuất huyết não và tai biến nhồi máu não. 50% bệnh nhân có thể tử vong do tai biến mạch máu não nặng, trong đó 2/3 số bệnh nhân sống sót sẽ phải đối diện với những di chứng khuyết tật lâu dài ảnh hưởng tới mọi chức năng trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết cơn tai biến mạch máu não nặng

Người bị tai biến nặng có thể gặp một vài hoặc tất cả những biểu hiện dưới đây:

  • Đột ngột bị đau đầu dữ dội kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
  • Tay chân tê yếu, có thể bị méo miệng, xệ má, rủ mi mắt.
  • Mắt nhìn bị mở một bên, nhìn một thành hai, mắt lé.
  • Giọng nói lắp bắp, nói không rõ lời, ú ớ không thể nói được.
  • Bị choáng váng, đi đứng lảo đảo, khó giữ thăng bằng.
  • Bất tỉnh.

Cần làm gì khi thấy một người có dấu hiệu tai biến nặng?

Cần làm gì khi thấy một người có dấu hiệu tai biến nặng? 1

Khi nhận thấy ai đó có dấu hiệu của đột quỵ, bạn cần đỡ lấy họ để tránh cho nạn nhân bị ngã khụy và tổn thương. Bạn không nên tự ý đưa nạn nhân tới bệnh viện mà cần gọi cấp cứu ngay lập tức để các chuyên gia y tế chi viện kịp thời.

Tuyệt đối không áp dụng cá biện pháp sơ cứu truyền miệng trong dân gian như là dùng kim châm vào đầu ngón tay hay cho uống thuốc thuốc hay ăn bất cứ thứ gì khi chưa rõ tình trạng của bệnh nhân ra sao. Xem chi tiết Những sai lầm trong công tác sơ cứu nạn nhân bị tai biến mạch máu não.

Bạn cần hết sức bình tĩnh trong khoảng thời gian này. Để biết bản thân cần làm gì trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến hãy nhờ tới sự hướng dẫn của tổng đài viên trực cấp cứu để trợ giúp bệnh nhân. Xem thêm Hướng dẫn cách xử lý khi gặp người bị tai biến mạch máu não.

Điều trị tai biến mạch máu não

Điều quan trọng trong việc điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả là phải xác định được bệnh nhân đang bị loại tai biến nào để áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. (Xem chi tiết các loại tai biến mạch máu não)

Điều trị tai biến mạch máu não 1

Điều trị tai biến nhồi máu não

Bệnh nhân bị tai biến nhồi máu não sẽ được điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông để giúp dòng chảy máu được tuần hoàn trở lại. Thuốc này là chất kích hoạt plasminogen mô (tPA) được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc tiêm càng sớm hiệu quả càng cao.

Nếu phát hiện được vị trí tắc mạch máu não thì chuyên gia y tế sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên biệt có máy hút, ống thông để chọc hút cục máu đông ra ngoài.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được đặt stent trong động mạch để khai thông dòng chảy của máu, giúp giảm triệu chứng đau thắt ngực và ngăn ngừa hình thành cục máu đông khiến cho tai biến lặp lại.

Điều trị tai biến xuất huyết não

Điều trị tai biến do xuất huyết, ngược lại với tai biến do nhồi máu não là không sử dụng tPA hoặc các thuốc tan huyết khối khác, vì chúng có thể làm chảy máu nặng hơn, khiến cho các triệu chứng của tai biến xuất huyết nặng hơn và gây tử vong.

Thông thường, những bệnh nhân bị tai biến xuất huyết não sẽ được điều trị khẩn cấp bằng thuốc chống tiểu cầu như là clopidogrel (Plavix) hoặc wafarin để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm các loại thuốc khác để ngăn ngừa huyết áp tăng cao, co giật hoặc co thắt mạch máu.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra tai biến xuất huyết não thì bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp như là: cắt phình động mạch, thuyên tắc nội mạch, cắt bỏ AVM, phẫu thuật xạ hình, …

Xem chi tiết: Các phương pháp phẫu thuật điều trị tai biến mạch máu não

Những biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não nặng

Những biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não nặng 1

Tùy thuộc vào các loại tai biến mạch máu não khác nhau và vùng não bộ bị tổn thương, thì người bệnh có thể gặp phải biến chứng theo mức độ trầm trọng khác nhau, như là:

Liệt nửa người

Một nửa phần cơ thể của người bệnh bị liệt, khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, đều phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người thân trong gia đình. Bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến cần phục hồi chức năng vận động càng sớm càng tốt, quá trình này thông thường được thực hiện ngay từ khi họ còn đang điều trị trong bệnh viện.

Loét da

Bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng có thể gây ra biến chứng lở loét, bội nhiễm da do tì đè lâu ngày, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, mồ hôi nhiều.

Suy giảm trí nhớ

Bệnh nhân sống sót sau tai biến thường có trí nhớ kém do vùng não bộ điều khiển chức năng nhận thức bị ảnh hưởng, nếu không điều trị kịp thời khả năng ghi nhớ sẽ sa sút trầm trọng hơn và có thể gây mất trí vĩnh viễn.

Rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ 1

Có khoảng 40% bệnh nhân sau tai biến mắc phải di chứng rối loạn ngôn ngữ (nói khó, nói ngọng, không hiểu người khác nói gì…). Khó khăn hoặc không thể giao tiếp được với người xung quanh sẽ khiến bệnh nhân sau tai biến cảm thấy tự ti, sống khép kín, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và sức khỏe người bệnh.

Rối loạn thị giác

Bệnh nhân bị mờ một hoặc hai bên mắt, trường hợp tai biến nghiêm trọng người bệnh có thể bị mù lòa một phần hoặc toàn bộ.

Tiểu tiện không tự chủ

Tai biến gây rối loạn cơ tròn điều khiển hoạt động của bàng quang khiến cho người bệnh bị đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát.

Trầm cảm

Khoảng 1/3 bệnh nhân sống sót sau tai biến có dấu hiệu bị trầm cảm, phụ nữ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Trầm cảm sau tai biến khiến bệnh nhân dường như mất kết nối với cộng đồng. Thế nhưng, người thân trong gia đình thường hay chú ý tới những biến chứng khác có thể hiển thị rõ rằng như tình trạng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ mà ít quan tâm tới cảm xúc, tâm lý của người bệnh. Nên nhớ rằng điều trị tâm lí là một phần cực kì quan trọng để giúp người bệnh phục hồi nhanh mọi vấn đề về sức khỏe khác.

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến