Bất ngờ 12 thói quen xấu gây đau đầu có thể bạn đã từng mắc phải

Nếu những cơn đau đầu vẫn hay ghé thăm thường xuyên mà bạn lại chẳng bị cảm sốt hoặc gặp bất kì vấn đề rắc rối nào về sức khỏe thì đã đến lúc nên tự hỏi bản thân xem liệu rằng bạn có đang “kết thân” với một trong những thói quen xấu gây đau đầu sau đây không nhé.

1. Lười uống nước

Nếu bạn lười uống nước rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau đầu tệ hại. Điều này hoàn toàn chẳng hề vô lý.

Não bộ của con người không phải là một khối rắn chắc có màu xám như chúng ta đã từng tưởng tượng hoặc nhìn thấy trên phim ảnh. Thực ra 80% bộ não chỉ toàn là nước, gồm rất nhiều mô mềm. Khi cơ thể bị thiếu nước, các mô não sẽ co thắt lại gây ra triệu chứng đau nhức đầu, mệt mỏi, đau tức ngực và khó giữ tập trung.

Vì thế, đừng bao giờ để bộ não “khát nước”, nó là thành phần quan trọng để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Luôn nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe hệ thần kinh, để làm việc hăng say, không lo đau đầu, mệt mỏi.

1. Lười uống nước 1

2. Uống rượu

Bạn có thấy rằng sau một đêm say mèm, đến sáng thức dậy thì luôn trong trạng thái chóng mặt, đau đầu, lơ mơ và hầu như chẳng nhớ gì về những chuyện đã xảy ra đêm hôm trước.

Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta đề cập tới tác hại của việc uống rượu. Nếu một chút rượu vang có thể là chất xúc tác giúp hệ thần kinh hưng phấn hơn, thậm chí là tốt cho sức khỏe. Nhưng khi bạn uống quá nhiều hoặc tồi tệ hơn đó là một kẻ nghiện rượu thì chắc chắn các vấn đề nguy hại cho sức khỏe sẽ nhân lên gấp bội.

Nồng độ cồn cao sẽ tác động tới các mạch máu gây ra hiện tượng giãn mạch, làm giảm huyết áp, đồng thời nhịp tim tăng cao để bù đắp lại. Hoạt động co bóp của tim thay đổi ảnh hưởng tới lưu lượng máu tuần hoàn đến não và kích thích các dây thần kinh trong não gây ra hiện tượng đau đầu. Tất nhiên uống bất kì loại rượu nào cũng có thể khiến bạn bị đau đầu.

Nếu bạn nhận thấy những cơn đau đầu do rượu gây ra đang ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mình, hãy từ bỏ nó hoặc chí ít là nhắc nhở chính mình cần giới hạn bản thân trong những cuộc vui đừng để rơi vào tình trạng “quá chén”.

3. Uống cà phê

Caffeine trong cà phê dường như là một chất kích thích giúp tăng cường sự tập trung và tỉnh táo rất hiệu quả mà được nhiều người ưa thích. Uống cà phê vào buổi sáng là thói quen của rất nhiều người, họ luôn thấy thiếu điều gì đó nếu như một ngày không có cà phê. Tuy nhiên, khi nạp vào cơ thể quá nhiều caffeine có thể xảy ra các tác dụng phụ như là tình trạng căng thẳng, đau đầu thậm chí là thay đổi cảm xúc, dễ tức giận, cáu bẳn và bị mất ngủ.

Chính vì vậy đừng nên uống quá 3 tách cà phê (tương đương 300mg)  mỗi ngày đối với người trưởng thành. Nếu bạn nhận thấy mình cần một thứ để giúp bản thân tỉnh táo hơn khi làm việc hoặc học tập, bạn có thể tìm kiếm thêm những sự lựa chọn khác ví dụ như là rửa mặt với nước lạnh, ăn nhẹ hoặc tập thể dục.

4. Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều

4. Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều 1

Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu. Hầu hết cơn đau đầu thường biểu hiện ngay khi bạn thức dậy vào sớm hôm sau.

Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc thiếu ngủ và đau đầu, nếu giấc ngủ của bạn càng tệ thì tình trạng đau đầu càng gia tăng.

Thiết lập một thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp bạn tránh khỏi những cơn đau đầu và tình trạng thiếu tập trung sau khi thức dậy. Hãy bắt đầu bằng thói quen ngủ ít nhất 7 -9 tiếng mỗi đêm, đồng thời đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ví dụ nếu như bạn ngủ lúc 10h30 thì hãy đặt báo thức để tỉnh dậy lúc 6h30, cài đặt mốc thời gian ấy cho mọi ngày. Lâu dần thói quen này sẽ khiến não bộ hình thành đồng hồ sinh học và tránh khỏi hiện tượng khó ngủ ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, lap top sau 10 tối vì các ánh xanh từ màn hình điện tử có thể gây khó ngủ.

Nếu bạn có quá nhiều việc và thường xuyên phải thức đêm để giải quyết chúng thì hãy sắp xếp lại công việc và các kế hoạch một cách khoa học. Bởi vì nếu như bạn cố gắng làm thêm vào ban đêm thì ngày hôm sau bạn cũng sẽ không còn đủ tỉnh táo để giải quyết các công việc khác một cách hiệu quả, cứ như vậy lâu dần công việc càng ứ đọng, chồng chất nhiều hơn.

Có thể bạn đang phải vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ hay các bệnh lý có liên quan tới giấc ngủ, thì hãy tìm kiếm lời khuyên cụ thể từ các chuyên gia y tế để được giải đáp và điều trị tích cực.

5. Nghiến răng khi ngủ

Bạn thức dậy và cảm thấy đau đầu đồng thời bị đau phần xương quai hàm thì rất có thể bạn đang bị mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ điều đó thì hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa và mô tả cho họ chi tiết tình trạng bạn đang gặp phải. Chắc chắn các bác sỹ sẽ giúp bạn để đưa ra những hướng dẫn và lời khuyến giúp bạn loại trừ dần dần thói quen này, một khi thói quen nghiến răng chấm dứt bạn sẽ không phải lo lắng với tình trạng đau đầu nữa.

6. Tập thể dục quá sức

6. Tập thể dục quá sức 1

Tập thể dục đều đặn là thói quen tốt để duy trì thể chất và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thế nhưng đau đầu có thể xảy ra khi bạn tập thể dục với cường độ cao. 

Do đó hãy luôn giới hạn ngưỡng thời gian và mức độ vận động của mình trong các hoạt động thể dục thể thao, đừng để áp lực về việc giảm cân hoặc bất kì yếu tố kích thích nào khác khiến cho việc tập thể dục gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không tập thể dục trong điều kiện quá nóng hoặc lạnh, nghỉ giải lao trong các buổi tập thể dục dài, bổ sung nước kịp thời và đừng quá sức.

7. Lạm dụng thuốc

Sử dụng các loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), quá thường xuyên có thể gây ra đau đầu. Đó là bởi vì mọi người có xu hướng tự mua thuốc và điều trị cho bản thân, sử dụng thuốc liều cao hơn thông thường mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn thấy có bất kì mối liên hệ nào giữa tình trạng đau đầu bạn gặp phải với loại thuốc bạn đang sử dụng thì hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để nhận được lời khuyên thích hợp đồng thời thay thế loại thuốc khác phù hợp hơn.

8. Đi lại không đúng tư thế

8. Đi lại không đúng tư thế 1

Ngồi học không đúng tư thế, lệch vẹo sang một bên hoặc dáng đi gù lưng không chỉ khiến cho bạn trông thiếu tự tin và chuyên nghiệp  mà còn có thể gây thoái hóa đốt sống về lâu dài. Khi bạn đi, đứng, ngồi sai tư thế thì các cơ bắp sau cổ sẽ bị căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng tới nhịp thở  đồng thời tác động lên các dây thần kinh ở đốt sống cổ tạo thành các cơn đau.

Cải thiện tư thế của bạn là bước đầu tiên để giảm đau đầu liên quan đến tư thế. Hãy cố gắng đứng thẳng người, không để bụng nhô về đằng trước, bạn có thể tham khảo lời khuyên từ một bác sỹ vật lý trị liệu, họ sẽ hướng dẫn bạn với các bài tập liên quan để giúp cho tư thế đi đứng trở lại bình thường và tự nhiên hơn.

9. Hay lo lắng

Lo lắng quá độ thường gây ra trạng thái căng thẳng làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và bạn có thể phải hứng chịu những cơn đau đầu từ mức trung bình đến nặng. Vì thế trước mọi sự kiện xung quanh hãy tập cánh thư giãn và giữ bình tĩnh. Bạn có thể hạn chế sự lo lắng bằng cách rèn luyện hít thở sâu bằng bụng, áp dụng các bài tập trong yoga và thiền.

10. Nghe nhạc quá lớn

10. Nghe nhạc quá lớn 1

Cấu trúc ống tai của con người gồm nhiều tế bào lông để cảm nhận âm thanh đồng thời truyền tính hiệu đó đến các dây thần kinh thính giác để vào trong thân vão và vỏ não thính giác. Các tế bào lông rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu như luồng âm thanh phát ra có cường độ mạnh và kéo dài.

Thói quen xấu như thường xuyên nghe nhạc rất lớn khi làm việc, chơi game nhất là sử dụng headphone/earsphone sẽ làm cho ống tai bị ê nhức và gia tăng triệu chứng đau đầu, về lâu về dài có thể gây ra chứng mất ngủ thậm chí là điếc vĩnh viễn và trầm cảm.

Vậy cho nên, bạn chỉ nên nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải, tránh sử dụng tai nghe thường xuyên, những lúc bình thường cần để cho đôi tai được thư giãn với những loại âm nhanh thiên nhiên như tiếng chi hót, tiếng mưa, tiếng nước chảy thay vì luồng âm thanh có tần số cao như nhạc điện tử, các loại tiếng ồn xe cộ…

11. Bỏ bữa thường xuyên

Thói quen ăn tạm gì đó hoặc thậm chí là bỏ bữa để tiếp tục công việc hoặc chỉ là bạn muốn giảm cân sẽ khiến bạn nhận lại được hậu quả là những cơn đau đầu.

Rõ ràng là bỏ bữa sẽ khiến chúng ta cảm thấy đói hơn, từ đó cơ thể bị mất nước đồng thời huyết áp giảm, lượng đường trong máu thấp. Thói quen này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể bắt đầu phản kháng lại bằng chứng đau nửa đầu.

Lời khuyên: luôn duy trì đều đặn các bữa ăn trong ngày, không nên bỏ bất kì bữa nào, dù hơi trễ bạn cũng nên nạp thức ăn để cơ thể với các món ăn lành mạnh, giảm tránh chất béo bão hòa, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ.

12. Làm việc thời gian dài bên các màn hình điện tử

12. Làm việc thời gian dài bên các màn hình điện tử 1

Những người làm việc bên máy tính hơn 5h/ngày thường gặp rắc rối với các vấn đề liên quan đến thị lực. Luồng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể là nguyên nhân của tình trạng đau đầu.

Hãy giảm cường độ ánh sáng trên các màn hình điện tử để tránh bị căng thẳng thần kinh. Vào buổi tối thì nên cài đặt chế độ ánh sáng vàng để không bị chói mắt và mất ngủ.

Cứ khoảng 1h đồng hồ thì nên ra khỏi bàn làm việc và đi dạo đâu đó vài phút hoặc đưa tầm mắt ra xa để tiết. Nếu bạn cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi thì nên thử các bài tập thư giãn mắt và massage đầu để khắc phục.

Kết luận:

Việc hiểu rõ 12 thói quen có thể gây đau đầu là quan trọng để ngăn chặn vấn đề này. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau đầu khác nhau, nhưng nhận biết và thay đổi những thói quen tiêu biểu có thể giúp giảm nguy cơ đau đầu. Để biết thêm thông tin và hỗ trợ, bạn có thể tìm hiểu trên trang web m88 của chúng tôi.

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến