7 thói quen xấu dễ gây đột quỵ cần được loại bỏ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương não cấp tính do một nguyên nhân nào đó mà não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để duy trì hoạt động. Trong vòng vài phút, các tế bào não chết dần.

7 thói quen xấu dễ gây đột quỵ cần được loại bỏ 1

Đột quỵ để lại những di chứng cực kỳ nặng nề, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, phòng ngừa là biện pháp có tầm quan trọng rất lớn để tránh xa căn bệnh này. Sớm loại bỏ những thói quen xấu gây nguy cơ đột quỵ là việc mà bất kỳ ai cũng phải nắm chắc.

Triệu chứng khởi phát đột quỵ

Đột quỵ thường khởi phát rất đột ngột. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Khó đi bộ, vấp ngã, mất thăng bằng
  • Nhầm lẫn trong nói và hiểu, khó nói hoặc khó giải thích điều gì đó
  • Tê liệt một bên cơ thể hoặc khuôn mặt
  • Nhức đầu, có thể kèm nôn mửa, chóng mặt, thay đổi ý thức…

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ có 3 thể là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Trong đó, thể đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm tới 80%. Ở những bệnh nhân thiếu máu cục bộ, động mạch não bị hẹp hoặc bị chặn làm giảm lưu lượng máu não. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân gây đột quỵ 1

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ khác cũng có khả năng liên quan đến đột quỵ như:

  • Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng lớn
  • Giới tính: Nam giới gặp nhiều hơn nữ giới
  • Mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch
  • Thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia
  • Béo phì, lười vận động
  • Lao động trí óc với cười độ cao

7 thói quen xấu làm gia tăng rủi ro hình thành cơn đột quỵ

1. Ngồi nhiều/ xem ti vi thường xuyên

Nếu bạn thích nằm dài trên ghế sofa để xem ti vi thường xuyên hoặc ngồi làm việc tại chỗ 8 tiếng mỗi ngày, bạn nên xem xét lại thói quen này. Chắc chắn cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi và trì trệ. Chưa kể là thói quen này còn gây ra hàng loạt vấn đề xấu cho sức khỏe như bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường. Mà đây chính là căn nguyên hình thành một cơn đột quỵ trong tươi lai.

1. Ngồi nhiều/ xem ti vi thường xuyên 1

Hoạt động thể chất làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ khi kết hợp với các yếu tố lối sống tích cực khác. Nó tốt cho tim và quá trình tuần hoàn máu  nói chung, cũng như não của bạn. Khi bạn không tập thể dục, bạn có nhiều khả năng tăng cân và ăn uống ít lành mạnh hơn – tất cả những điều này đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn.

Vì vậy, làm việc trong 30 phút vào buổi sáng, sau 8 giờ ngồi không ngừng nghỉ, không có ích gì cho bạn. Hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh ít nhất một lần mỗi giờ để giữ cho trái tim và trí não của bạn khỏe mạnh. Thay vì xem ti vi quá nhiều, thử tập thể dục 30 phút mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy năng động hơn.

2. Uống nhiều rượu bia/ nghiện rượu bia

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi uống bia rượu quá nhiều và thường xuyên chúng ta có thể phải đối diện với tình trạng tăng huyết áp và có nguy cơ bị xuất huyết não.

3. Hút thuốc

3. Hút thuốc 1

Nghiện thuốc lá không chỉ làm hỏng lá phổi, nó còn góp phần đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não.

4. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh bao gồm:

(1) Ăn đồ ăn quá mặn: làm tăng huyết áp dễ gây ra chảy máu não do động mạch bị phình và vỡ ra. Chúng ta không cần thiết phải cắt bỏ hoàn toàn loại gia vị này trong thức ăn nhưng hãy tập thói quen thưởng thức các món ăn nhạt hơn, sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

(2) Ăn đồ ăn nhiều đường: Các chuyên gia cảnh báo rằng thực phẩm nhiều đường có mặt trong những loại đồ ăn và thức uống công nghiệp chế biến sẵn.  Nó có thể khiến bạn dễ tử vong vì bệnh tim và đột quỵ.

(3) Ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: Quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể tạo ra các mảng bám chất béo gọi là các mảng xơ vữa động mạch. Nếu một phần của mảng bám này rơi ra chúng sẽ có thể làm tắc nghẽn các mạch máu và gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

(4) Ăn quá nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh: thụ ít hơn 10 phần trăm lượng calo hàng ngày của bạn từ chất béo bão hòa, có thể là do thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, như thực phẩm ăn nhẹ, cũng chứa một lượng lớn calo, muối và đường bổ sung.

4. Thói quen ăn uống không lành mạnh 1

5. Tắm ngay lúc vừa mới đi nắng về, tắm quá khuya hoặc nhiều lần trong ngày

Khi cơ thể bạn đang ở nền nhiệt cao, các lỗ chân lông mở rộng để bài tiết mồ hôi mà lại tiếp xúc đột ngột với nước lạnh sẽ làm cho nhiệt đột cơ thể giảm xuống nhanh, các vi mạch và nang lông lập tức co lại ngăn chặn quá trình lưu thông máu. Điều đó dễ gây ra hiện tượng cảm lạnh làm rối loạn nhịp đập của tim và hình thành cơn đột quỵ.

Vì vậy tắm khi đi ngoài nắng về hoặc tắm quá khuya (đêm khuya là lúc nhiệt độ giảm xuống thấp, dù có sử dụng nước nóng thì cũng có thể làm giãn tính mạch và tụt huyết áp) là điều hoàn toàn sai lầm.

Sau khi về tới nhà, bạn nên ngồi nghỉ ngơi 15 -30 phút để cơ thể dần lấy lại mức nhiệt ổn định, các lỗ chân lông co lại, mồ hôi ráo hẳn thì mới được tắm, bạn cũng không nên tắm sau 9h tối bất kể là nước nóng hay lanh.

Ngoài ra, nếu bạn thích đi bơi thì cũng không nên bơi hoặc tắm quá nhiều lần trong ngày. Ngâm cơ thể trong nước thời gian dài sẽ dễ gây cảm lạnh và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

6. Ngủ trên nền nhà lạnh

Ngủ dưới nền nhà đặc biệt là khi không dùng chiếu, chăn là thói quen của rất nhiều người. Vì thời tiết tại Việt Nam có mùa hè nóng kéo dài, một số gia đình không đủ điều kiện lắp điều hòa nên thích ngủ dưới đất vì thấy mát hơn. Chúng ta có thể dễ thấy điều này với các bạn sinh viên.

6. Ngủ trên nền nhà lạnh 1

Nhiệt độ cơ thể người lúc này lại thấp nên khi ngủ trên nền nhà rất dễ bị cảm lạnh. Nó cũng gây ra tình trạng tương tự như ở trường hợp tắm khi đi ngoài nắng về hoặc tắm đêm được nêu ở trên. Chính vì vậy nếu cảm thấy nóng bạn nên mở cửa sổ cho không khí lưu thông, bật quạt hoặc điều hòa ở chế độ thích hợp và đừng ngủ dưới nền nhà.

7. Thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nhiều người có thói quen tự ý sử dụng thuốc chống viêm không steroid để giảm đau, hạ sốt…Theo dữ liệu từ sự hợp tác của Coxib và NSAID truyền thống năm 2016 cho thấy loại thuốc này làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong do mạch máu lên 44%. Vì thế trước khi sử dụng bất kể một loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến của dược sỹ, chuyên gia y tế tránh gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Thay đổi những thói quen xấu để phòng đột quỵ

Ngoài tuổi và giới tính là các yếu tố không thể thay đổi thì những yếu tố nguy cơ khác đều có thể can thiệp được để giúp phòng nguy cơ đột quỵ.

Trước hết, cần điều trị và kiểm soát tốt đối với các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch…

Thay đổi lối sống gồm:

  • Cai thuốc lá, hạn chế tối đa việc uống rượu bia
  • Giảm stress, cân bằng cuộc sống và công việc
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh: nhiều rau xanh và hoa quả, giảm muối, giảm đường, tránh ăn các chất béo bão hòa, các thức ăn giàu cholesterol
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp
  • Tập thể dục đều đặn: nên dành ra khoảng 30-60 phút mỗi ngày để tập các bài tập có cường độ trung bình
  • Hạn chế tắm khuya, đặc biệt là vào mùa đông, với những người có các bệnh lý mãn tính nguy cơ thì cần tuyệt đối tránh.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để tầm soát bệnh
  • Những người có nguy cơ cao có thể sẽ được dùng thuốc dự phòng, khi ấy cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn có muốn biết: Làm sao để xử lý đúng khi gặp một người bị đột quỵ?

Thu Anh

4/5 (1 Review)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến