Suy giảm trí nhớ ở người trẻ: cẩn trọng là không thừa

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ: cẩn trọng là không thừa 1

Các vấn đề xấu về sức khỏe không “phân biệt đối xử” dựa vào tuổi tác, dù bạn còn trẻ hay đã già thì bạn cũng có thể bị bệnh này, bệnh kia. Dĩ nhiên là vậy, nếu bạn vốn tưởng rằng suy giảm trí nhớ chỉ có ở những người già thì bạn đã lầm. Giới trẻ ngày nay cũng đang phải đói diện với tình trạng ấy.

Căng thẳng thần kinh và thói quen sống phản khoa học chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này. Nhưng dường như căn bệnh này vẫn chưa hề được chú trọng, mọi người bỏ qua nó như một phần tất yếu của cuộc sống. Bài viết này với mong muốn sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn hoàn toàn khác về suy giảm trí nhớ ở người trẻ, để 30-40 năm nữa chúng ta sẽ không có một thế hệ “nhớ nhớ quên quên”.

Thực trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Trong một điều tra gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có tới 85% người trẻ (<50 tuổi) gặp phải vấn đề về trí nhớ kém. 20-30% trong số đó tập trung ở độ tuổi dưới 30, phần còn lại phổ biến ở lứa tuổi trung niên. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi theo các nghiên cứu khoa học, 50% người bị suy giảm trí nhớ khi còn trẻ có nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già – tình trạng suy giảm trí nhớ không hồi phục ở người già, phổ biến nhất là căn bệnh Alzheimer.

Đáng lo ngại hơn là tình trạng trí nhớ kém đang gia tăng ở nhóm học sinh – sinh viên với các biểu hiện như mất tập trung trong học tập, tâm lý lo âu, mệt mỏi vì bài vở, thi cử, stress vì những mâu thuẫn trong học đường.

Biểu hiện của bệnh

Các triệu chứng của trí nhớ kém thường là:

  • Hay quên
  • Mất tập trung
  • Tư duy kém
  • Tính tình thất trường
  • Stress

Tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ là do đâu?

Tình trạng suy giảm trí nhớ ở những người trẻ tuổi xuất phát chủ yếu từ thói quen sinh hoạt trong cuộc sống ngày, bao gồm những nguyên do chính sau:

Tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ là do đâu? 1

Căng thẳng tâm lý do làm quá nhiều việc cùng một lúc, áp lực từ gia đình, con cái, công việc và các mối quan hệ xung quanh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này. Căng thẳng quá độ có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm. Trầm cảm là một trong những yếu tố gây ra các vấn đề về trí nhớ đặc biệt là bệnh sa sút trí tuệ.

Mất ngủ kéo dài, thời gian ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm. Quan trọng hơn là chất lượng giấc ngủ kém khi thường xuyên phải thức đêm nhiều lần, bồn chồn, thay đổi lịch ngủ do làm việc theo ca…Mất ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài, vì thế nhiều người thường xuyên uống thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau để đối phó với những khó chịu do bệnh mất ngủ gây ra. Nhưng những loại thuốc này nếu lạm dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ của con người.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống công nghiệp, nghiện bia rượu, tình trạng béo phì, ô nhiễm môi trường và di chức của các bệnh lý như viêm não, chấn thương sọ não… cũng gây ra tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung.

Một yếu tố khác cũng góp phần không nhỏ đó là: sau tuổi 30, não bộ của con người bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hóa, mỗi ngày có tới 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm, các tế bào còn lại thì phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do gây hủy hoại tế bào thần kinh.

Hậu quả

Căn bệnh này trước tiên gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả làm việc. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, trở nên thụ động hơn, dễ bỏ sót các thông tin, dữ liệu công việc.

Tâm tính người suy giảm trí nhớ cũng dễ bị kích động, hay cáu gắt.

Đặc biệt nghiêm trọng hơn cả là nguy cơ tiến triển thành các bệnh như teo não, sa sút trí tuệ, mất trí nhớ… Khi đó, khả năng hồi phục là rất khó.

Chính vì vậy, việc phòng ngừa ngay từ sớm căn bệnh suy giảm trí nhớ là yếu tố tiên quyết để ngăn chặn các diễn tiến xấu về sau.

Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Khi tình trạng suy giảm trí nhớ chưa tiến triển thành bệnh lý thì chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị từ sớm. Quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh một thói quen sống lành mạnh hơn:

Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng, stress – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Thử tập thiền, yoga để cải thiện tâm trạng. Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Điều này giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.

Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ 1

Bên cạnh đó một chế độ ăn uống hợp lý. Tình trạng béo phì có thể dẫn đến kháng insulin tác động làm thay đổi các gen liên quan tới trí nhớ trong não bộ, gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ghi nhớ. Chính vì thế, chúng ta nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều Carbonhydrat và đường, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga. Thay vào đó là sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho bộ não như là cá biển (giàu axit béo omega -3), thực phẩm giàu vitamin nhóm B (nấm, sữa, ngũ cốc..), thực phẩm giàu choline có trong các loại trứng gia cầm.

Rèn luyện ghi nhớ bằng các loại game trí tuệ 15 – 30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.

***

Ngoài ra, với những người có công việc bận rộn, thường xuyên phải đối mặt với các áp lực có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, tiêu biểu như Bình An Nano – sản phẩm công nghệ mới trong điều trị suy giảm trí nhớ và các bệnh lý thần kinh liên quan khác.

Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ 2

Bình An Nano là sản phẩm dẫn đầu công nghệ hiện nay vì sử dụng phương pháp bào chế Solid – Lipid để tạo ra các hạt Nano có kích thước nhỏ giúp tăng độ tan, tăng sinh khả dụng và hiệu quả của hoạt chất.

Bình An Nano với 3 thành phần quý là Nano Panax notoginseng saponin NDN, Nano Rutin NDN, Nano Ginkgo biloba NDN đều là các thành phần có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, giảm đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung,…

Bình An Nano – đem đến cho người bệnh một trí não minh mẫn, tập trung để học tập và làm việc hiệu quả.

 -Thu An-

4.5/5 (4 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến