Nhận biết 4 loại đau đầu thường gặp nhất và cách điều trị

Đau đầu là một chứng bệnh rất phổ biến. Một bất thường nào đó của cơ thể cũng có thể dẫn đến đau đầu. Mặc dù tình trạng này thường thoáng qua và có thể tự khỏi nhưng nếu xuất hiện thường xuyên và kéo dài thì bạn cần có biện pháp điều trị sớm vì những nguy hiểm tiềm ẩn mà nó mang lại. Dưới đây là các dạng đau đầu thường gặp nhất và sẽ rất nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

>>> 12 thói quen xấu gây ra đau đầu có thể bạn đã từng mắc phải
Nhận biết 4 loại đau đầu thường gặp nhất và cách điều trị 1

1. Chứng đau nửa đầu

Triệu chứng – nguyên nhân

Chứng đau nửa đầu (Migraine) được đặc trưng bởi cảm giác đau nhức ở một bên đầu nhất định, đau theo nhịp của mạch đập, đau giật quanh vùng thái dương và trán sau đó có xu hướng lan rộng ra vùng sọ phía sau.

Chứng đau nửa đầu có thể xuất hiện thoáng qua chỉ vài phút nhưng cũng có khi kéo dài tới nhiều giờ đồng hồ, đặc biệt cơn đau trở nên dữ dội hơn khi làm việc quá sức, vận động liên tục, ho hoặc hắt xì hơi. Thông thường cứ khoảng 3 ngày lại có một cơn đau đầu mới xuất hiện.

Ngoài ra, người bị đau nửa đầu còn gặp phải các triệu chứng khác như là buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh – ánh sáng hoặc mùi hương.

Mặc dù bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính nhưng theo nhiều thống kê thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Nhiều trường hợp, chứng đau nửa đầu có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và kéo dài suốt cuộc đời.

Đau nửa đầu xảy ra là do sự co giãn bất thường của mạch máu não và đáp ứng quá mức với sự thay đổi nồng độ serotonin trong não. Nguyên nhân chính xác của bệnh đau nửa đầu hiện nay chưa được xác định rõ ràng, song người ta cho rằng một vài yếu tố sau đây có mối liên quan nhất định tới việc hình thành những cơn đau nửa đầu:

  • Căng thẳng quá độ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi nội tiết tố (đau đầu khi đến chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, đau đầu do sử dụng thuốc ngừa thai…)
  • Cơ thể bị mất nước
  • Kích thích từ tiếng ồn và ánh sáng cường độ mạnh
  • Di truyền

Điều trị

Việc sử dụng thuốc giảm đau như aspirin hay ibuprofen có thể giúp bạn khắc phục cơn đau nửa đầu tạm thời. Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc metoclopramide hoặc ondansetron để hạn chế cảm giác buồn nôn (nếu có).

Đối với chứng đau nửa đầu trầm trọng, khó điều trị, thì người bệnh được chỉ định thuốc triptan như là sumatriptan hoặc rizatriptan, thuốc nên dùng ngay khi các triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện để có hiệu quả tốt nhất.

Một số loại thuốc khác có tác dụng phòng ngừa chứng đau nửa đầu bao gồm propranolol, topiramate và amitriptyline, các hoạt chất tự nhiên như Rutin, ginkgo biloba

Những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính nên đi khám bác sĩ về điều trị dự phòng. Châm cứu và liệu pháp điều trị thần kinh là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu khá hiệu quả, không những vậy để cải thiện bệnh thì rất cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Lưu ý trước khi khi dùng thuốc Tây y để điều trị đau nửa đầu, bạn cần tham khảo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

2. Đau đầu do căng thẳng

Triệu chứng – nguyên nhân

Đau đầu do căng thẳng (Tension headaches) là chứng nhức đầu phổ biến nhất, hầu như tất cả chúng ta cũng đều đã từng phải đối diện với nó vài lần trong đời.

Đau đầu do căng thẳng khác với đau nửa đầu ở chỗ:

  • Cơn đau xuất hiện chủ yếu ở trán và hai bên thái dương cảm thưởng như có dây thắt chặt quanh đầu
  • Cơn đau không theo nhịp rõ ràng
  • Cường độ đau tăng dần dần và thường kéo dài từ 30 phút cho đến vài tiếng đồng hồ
  • Đau đầu do căng thẳng có thể gây ra tình trạng đau sau cổ và vai gáy

Cuộc sống áp lực, stress là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu căng thẳng. Ngoài ra, còn một vài yếu tố khác có khả năng kích thích cơn đau đầu căng thẳng như là:

  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Đi đứng không đúng tư thế
  • Thường xuyên bỏ bữa
  • Lười tập thể dục
  • Ảnh hưởng từ tiếng ồn lớn
  • Cơ thể bị mất nước

Điều trị

Các loại thuốc phổ biến trong điều trị đau đầu do căng thẳng là ibuprofen, acetaminophen và aspirin. Nếu bạn bị đau đầu do căng thẳng kéo dài nhiều tháng trời bạn nên tìm kiếm sự tư vấn cụ thể từ bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị triệt để.

Lưu ý trước khi khi dùng thuốc Tây y để điều trị đau đầu do căng thẳng, bạn cần tham khảo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

3. Đau đầu từng cơn

Triệu chứng – nguyên nhân

Đau đầu từng cơn hay còn gọi là đau đầu từng chuỗi (tên tiếng anh Cluster headache) được mô tả là một cơn đau dữ dội tập trung ở hố mắt sau đó lan rộng ra quanh mặt và các vùng phía sau. Đau đầu từng chuỗi có nguy cơ phát triển ở nam giới (trong độ tuổi 20 -40 tuổi) cao gấp 6 lần so với phụ nữ.

Cơn đau nhức đầu từng chuỗi được phân biệt với các loại đau đầu khác đó là:

  • Cảm giác đau nhức dữ dội xảy đến đột ngột, không báo trước
  • Thời gian đau có thể kéo dài từ 15 phút tới 3h đồng hồ
  • Một người có thể gặp cơn đau đầu từng chuỗi nhiều lần trong ngày, thời điểm hay bị đau nhất là vào ban đêm khi đang ngủ.

Các triệu chứng khác của loại đau đầu này gồm có:

  • Sụp mí mắt, chảy nước mắt
  • Co đồng tử
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Sợ âm thanh, ánh sáng
  • Đổ mồ hôi trên mặt
  • Da ửng hồng ở trán và quanh mắt
  • Hay lo lắng bồn chồn hoặc dễ bị kích động làm thay đổi tâm trạng

Hay hút thuốc lá hoặc nghiện hút thuốc được coi là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu từng cơn. Do đó nên tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác trong thời gian cơn đau bộc phát.

Điều trị

Để giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, thì có thể sử dụng các loại thuốc như là sumatriptan, melatonin, topiramate, verapamil, steroid…

Trong những trường hợp không thể điều trị bằng thuốc thì người bệnh cần được can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

4. Đau đầu do viêm xoang

Triệu chứng – nguyên nhân

Những người bị viêm xoang thường gặp vấn đề đau đầu do lớp màng lót xoang bị phù nề và nhiễm trùng. Triệu chứng bao gồm đau âm ỉ, đau nhói quanh mắt, má và trán. Sự không thoải mái này có thể tăng lên khi cúi đầu về phía trước, khi nằm xuống, hoặc khi thực hiện các hoạt động vận động mạnh. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tham khảo trên trang web jun88 của chúng tôi.

Đau đầu do viêm xoang (Sinus headaches) còn có thêm các biểu hiện khác như:

  • Nước mũi màu vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu.
  • Mũi bị tắc nghẹt
  • Sốt, đau họng, mệt mỏi

Tuy nhiên, nhiều người bị đau đầu do viêm xoang mãn tính thì không xuất hiện các triệu chứng của đường hô hấp trên.

Điều trị

Đau đầu do viêm xoang có thể được điều trị bằng thuốc kháng viêm, giảm đau thông dụng (aspirin, naproxen, acetaminophen, ibuprofen) hoặc thuốc kháng histamine trong trường hợp dị ứng. Các bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc xịt mũi corticosteroid để giúp giảm sưng.

Các triệu chứng khó chịu của bệnh xoang có thể thuyên giảm nếu người bệnh hít thở không khí ẩm, rửa mũi (để loại bỏ chất nhầy bị đặc quánh, khai thông đường thở, loại bỏ các loại bụi bẩn, phấn hoa kích thích viêm xoang, làm cho mũi bớt phù nề từ đó cơn đau đầu được cải thiện theo).

Để loại trừ tình trạng đau đầu do viêm xoang thì chắc chắn người bệnh cần phải chữa khỏi bệnh xoang.

Để chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của viêm xoang, người bệnh nên thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng của các cơ sở y tế. Chuyên gia y tế có thể yêu cầu bệnh nhân chụp CT xoang để xác định mức độ tắc nghẽn trong đường thở (gây ra bởi viêm xoang mãn tính).

Nếu viêm xoang mãn tính được loại trừ thì chuyên gia y tế sẽ tiến hành kiểm tra thêm về yếu tố dị ứng và chỉ định các loại thuốc giảm dị ứng. Người bị viêm xoang cấp tính thường được điều trị bằng kháng sinh giảm viêm và thuốc giảm sung huyết. Nếu sau thời gian sử dụng thuốc mà không đem lại hiệu quả thì người bệnh có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật nội soi để loại trừ bệnh.

Cách phòng ngừa các bệnh đau đầu

  • Hạn chế hoặc tránh đến những nơi có tiếng ồn to, ánh sáng chói như xem phim chiếu rạp, nhìn ánh sáng chói lọi của mặt trời và các yếu tố kích thích giác quan vì các yếu này là tác nhân gây đau nửa đầu (đối với trường hợp đau nửa đầu).
  • Giảm trạng thái căng thẳng tinh thần, thư giãn trước và sau những giờ làm việc mệt mỏi, kéo dài.
  • Đối với nhân viên văn phòng cần thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc và mỗi giờ thư giãn 30 giây. Chú ý cần thư giãn cằm, cổ, vai và các cơ lưng trên.
  • Tập thể dục hằng ngày để giúp giảm căng thẳng: nên tập thể dục 20 – 30 phút mỗi ngày và tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga .
  • Ngủ đủ giấc: Các nhà khoa học đã chứng minh ngủ  7-8 giờ mỗi ngày có thể tránh được tình trạng mệt mỏi, đau đầu, stress và giúp công việc trong ngày đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Hạn chế dùng rượu bia, các thức uống có chất kích thích như cafein,… vì việc dùng nhiều đồ uống này thường làm tăng chứng nhức đầu ở bệnh nhân. khi muốn bỏ các thức uống này, đặc biệt là thức uống có cafein cần giảm từ từ để tránh chứng nhức đầu xảy ra.
  • Một số thuốc có tác dụng phụ gây đau đầu do đó không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh.
  • Bổ sung đủ nước, thường 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và cân bằng cơ thể, đặc biệt khi thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao và khô vì thiếu nước khiến cơ thể cảm thấy choáng váng, mệt mỏi và đau đầu.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin E như vừng đen giúp cân bằng estrogen và từ đó làm giảm các cơn đau đầu, nhất là phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt.

Ngoài điều trị bằng thuốc thì việc áp dụng một số mẹo sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng đau đầu tại nhà khá hiệu quả, tìm hiểu cụ thể với bài viết: 6 mẹo chữa đau đầu nhanh – có thể bạn chưa biết

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến