Mẹ bỉm sữa bị mất ngủ sau sinh phải làm sao?

Mẹ bỉm sữa bị mất ngủ sau sinh phải làm sao? 1

Khi mang bầu khoảng từ tuần thứ 32 trở đi, rất nhiều các bà mẹ đã bắt đầu có triệu chứng mất ngủ hoặc bị mất ngủ. Tưởng rằng sau khi sinh xong, cơ thể nhẹ nhàng có thể dễ ngủ hơn, nào ngờ mất ngủ vẫn đeo đẳng trở thành một nỗi ám ảnh. Vậy mất ngủ sau sinh gây ra bởi các nguyên nhân nào? Hệ quả của mất ngủ sau sinh là gì? Cách khắc phục mất ngủ sau sinh ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Chứng mất ngủ sau sinh hầu như đều gặp ở các bà mẹ trong những tuần đầu sau sinh, đặc biệt hay gặp ở những bà mẹ mới sinh lần đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây mất ngủ sau sinh.

1. Nội tiết tố thay đổi

Sau khi sinh con, nồng độ estrogen và nồng độ progesteron của phụ nữ bị giảm đột ngột. Estrogen và progesteron là hai hormone quan trọng của phụ nữ, mất cân bằng hai hormone này dẫn đến một loạt các rối loạn sinh lý và sức khỏe. Từ đó khiến cơ thể các bà mẹ luôn luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu dẫn đến khó ngủ và thường xuyên mất ngủ.

2. Đổ mồ hôi vào ban đêm

Sau khi sinh, các hormone trong cơ thể sẽ cố gắng làm sạch lượng chất lỏng dư thừa mà cơ thể sản xuất trong thời gian mang thai. Nguyên nhân này khiến bạn luôn cảm thấy nóng nực, đổ mồ hôi nhiều. Dân gian thường gọi đây là hiện tượng “nực sữa” sau sinh. Hiện tượng này khiến bạn cảm thấy cơ thể lúc nào cũng nhấm nhép, khó chịu dẫn đến khó ngủ.

3. Rối loạn tâm trạng sau khi sinh

Sau khi sinh con, đặc biệt là những phụ nữ mới sinh con lần đầu, tâm trạng lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, bất an, căng thẳng. Lo con có ăn no không? Có đủ sữa cho con bú không? Cương sữa, tức ngực người mẹ lại lo tắc tia sữa, lo mất sữa…Một dấu hiệu nhỏ như rốn con ướt, rốn con chưa khô cũng khiến người mẹ lo lắng, sợ con bị làm sao. Trăm cái bất an, vạn điều lo lắng khiến người mẹ căng thẳng không ngủ được dẫn đến thường xuyên mất ngủ.

4. Em bé quấy khóc

4. Em bé quấy khóc 1

Khi mới sinh ra cho đến khi khoảng 2 tháng tuổi, trẻ thường hay bị giật mình, quấy khóc về đêm do em bé chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ. Em bé quấy khóc khiến mẹ lo lắng, bất an dẫn đến mất ngủ.

5. Cho bé bú

Lúc em bé mới sinh, em bé thường bú liên tục. Có bé 2 – 3 tiếng  bú một cữ, có bé mẹ chưa đủ sữa bú liên tục tiếng một lần. Thường xuyên phải dậy cho con bú, khiến người mẹ khó ngủ lại được, hay thao thức mãi vừa chợp mắt ngủ con lại dậy đòi bú khiến các bà mẹ lúc nào cũng trong trạng thái không được ngủ, ngủ không sâu giấc dẫn đến mất ngủ.

6. Suy nhược cơ thể

Toàn bộ quá trình mang thai và sinh nở đã lấy đi nhiều sức lực của người phụ nữ. Sau khi sinh, nếu người mẹ kiêng khem quá mức, kèm theo nóng lòng muốn giảm cân sau sinh dẫn đến thiếu chất, cơ thể suy nhược, gây mất ngủ.

Mất ngủ sau sinh gây ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Mất ngủ sau sinh kéo dài có thể kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng.

1. Gây tâm lý căng thẳng, dễ cáu gắt

Mất ngủ sau sinh kéo dài, khiến người mẹ lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Khiến việc chăm con đôi khi khiến người mẹ cảm thấy như một gánh nặng. Đặc biệt khi mệt mỏi, căng thẳng con lại quấy khóc khiến người mẹ dễ bị kích động, cáu gắt.

2. Gây mất sữa

Sự tiết sữa của người mẹ được chịu ảnh hưởng của hai loại hormone là prolactin và oxytocin. Khi người mẹ bị mất ngủ kéo dài, gây ra stress làm cho lượng hai hormone này giảm xuống nghiêm trọng. Kết quả là làm cho sữa mẹ ít dần, kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất sữa ở người mẹ.

3. Gây tình trạng trầm cảm sau sinh

3. Gây tình trạng trầm cảm sau sinh 1

Mất ngủ khiến các bà mẹ trằn trọc suốt đêm, khiến tâm trạng không tốt, nảy sinh nhiều lo âu, buồn phiền. Nếu không nhận được nhiều sự cảm thông, chia sẻ, can thiệp kịp thời từ gia đình, bạn bè các bà mẹ sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực. Nhiều người cho rằng bản thân chăm con không tốt, không biết cách chăm con, lâu dần sẽ khiến người họ sẽ thu mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, trầm cảm dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Tình trạng mất ngủ sau sinh liệu có kéo dài mãi mãi?

Mất ngủ không phải là vấn đề duy nhất mà các mẹ bỉm sữa gặp phải sau khi sinh. Hầu hết các chị em còn phải đối diện với tình trạng nhớ nhớ quên quên, rụng tóc, thay đổi tâm trạng, suy giảm ham muốn tình dục…Nhất là trong vòng 6 tháng đến 1 năm đầu nuôi con. Mọi rắc rồi này đều có nguồn gốc từ sự thay đổi nội tiết tố gây ra.

Tuy vậy, đa phần những rắc rối này sẽ được khắc phục, giấc ngủ và nhiều vấn đề khác sẽ trở lại khi nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể mẹ cân bằng trở lại.

Thế nhưng, nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách, cân bằng dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ, chắc chắn nhiều bà mẹ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với chứng mất ngủ mãn tính, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý.

Mất ngủ sau sinh phải làm sao?

Mất ngủ sau sinh là niềm lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên bạn không nên quá phải lo lắng. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng này.

1. Ngủ tranh thủ khi bé ngủ

1. Ngủ tranh thủ khi bé ngủ 1

Lúc mới sinh, khi bé ngủ, thay vì tranh thủ con ngủ để dọn dẹp thì người mẹ hãy ngủ cùng con. Khi bé lớn hơn, khoảng 3 – 4 tháng, bé đã có giấc ngủ dài khoảng 1 – 2 tiếng trở nên thì lúc bé ngủ,mẹ tranh thủ chợp mắt một chút sau đó hãy dọn dẹp. Nếu mẹ đã đi làm, đừng bỏ qua giấc ngủ trưa ngắn ở công ty.

2. Đi ngủ sớm

Các em bé thường có thói quen đi ngủ sớm, do đó các bà mẹ hãy cứ thu xếp công việc thật nhanh để đi ngủ sớm cùng con. Nếu khó ngủ sớm, hãy thư giãn như ngâm chân, massage trước khi đi ngủ sẽ khiến giấc ngủ đến với bạn một cách nhanh chóng.

3. Chia sẻ công việc cho người thân trong gia đình

Thay vì một mình ôm đồm hết các công việc vừa chăm bé vừa dọn dẹp thì các bà mẹ có thể nhờ các ông bố giúp phơi tã, dọn đồ … hay nhờ người thân khác trong gia đình dọn dẹp giúp bớt hoặc bế con giúp mình một lúc để mình tranh thủ chợp mắt.

4. Không xem điện thoại hay thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Ban ngày các bà mẹ phải dành phần lớn thời gian để chăm con và dọn dẹp hay làm việc. Do đó, trước lúc ngủ trưa hoặc ngủ buổi tối nhiều bà mẹ có thói quen xem tivi, lướt web rồi mới đi ngủ. Luồng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử thường kích thích thị giác và não bộ. Nó khiến não bị ức chế sản sinh malatonin (một loại hormone kích kích buồn ngủ). Chính điều này khiến đầu óc của mẹ bị căng thẳng, chưa thể ngủ ngay được. Do đó, thay vì sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bạn hãy bỏ nó ra, tắt đi và thư giãn.

5. Hạn chế căng thẳng

Thay vì lo lắng trong lòng các bà mẹ hãy chia sẻ thắc mắc, sự khó khăn, trăn trở của mình cho những người đã có kinh nghiệm, những bà mẹ có con trước bạn và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước một cách chọn lọc.

Đừng ngại chia sẻ, đừng ngại khi nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng đừng cho rằng bản thân kém cỏi, vì hầu hết các bà mẹ đều từng trải qua giai đoạn này. Nếu không tìm kiếm sự giúp đỡ, bạn sẽ càng khó khăn hơn khi tự mình giải quyết những rắc rối của bản thân. Đây là bí quyết rất hữu ích để giúp các chị em giảm bớt lo lắng, căng thẳng ngay lập tức ở rất nhiều bà mẹ sau khi có con nhỏ đấy.

6. Uống trà thảo dược

6. Uống trà thảo dược 1

Một số loại thảo dược như: hoa cúc, hoa nhài, đinh lăng, mật ong … có thể giúp giảm các triệu chứng mất ngủ hay một số loại tinh dầu như oải hương, hoa nhài được dùng để xông giúp các bà mẹ có thể ngủ sâu giấc. Tuy nhiên, khi sử dụng các thảo dược này các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

Có thể mẹ muốn biết: Hướng cách pha siêu đơn giản với 6 loại trà trị mất ngủ

7. Ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ

Không chỉ là đồ uống, mà một số món ăn cũng có công dụng khá hữu ích giúp chị em tìm lại giấc ngủ mà lại còn bồi bổ cơ thể sau sinh, lợi sữa cho con. Các chị em có thể dành chút thời gian để chế biến những món ăn chữa mất ngủ rất bổ dưỡng như là: gà hầm tam thất, chè hạt sen, não lợn hấp…

Tham khảo thêm: 16 loại thực phẩm nên thêm vào thực đơn hằng ngày để giúp mẹ có một giấc ngủ trọn vẹn

8. Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp trị liệu y học cổ truyền có khả năng cải thiện giấc ngủ rất hữu ích. Sự tác động lực tay vào các huyệt vị trên cơ thể sẽ kích thích tuần hoàn máu não, đem lại cảm giác thư thái, dễ ngủ.

Các bà mẹ bỉm sữa có thể tham gia một vài buổi tập xoa bóp bấm huyệt cơ bản tại các trung tâm trị liệu y học cổ truyền, hoặc nếu không có thời gian, các bạn có thể thử các bài xoa bóp, bấm huyệt đơn giản sau đây.

Xem thêm: Hướng dẫn những bài bấm huyệt đơn giản cho những ai đang bị hành hạ bởi chứng mất ngủ

9. Tập yoga

9. Tập yoga 1

Các bài tập Yoga vừa là một phương pháp rèn luyện thể chất đồng thời có thể cải thiện tình trạng ngủ của mẹ bỉm sữa. Các bài tập Yoga dựa trên thuyết âm dương.

Theo học thuyết này, vạn vật trong vũ trụ đều tồn tại hai thái cực. Âm biểu trưng cho nước – những gì bí ẩn, trầm lặng, tối tăm. Dương biểu trưng cho lửa thuộc về ánh sáng, nóng và hoạt náo. Khi âm dương được cân bằng thì mọi thứ đều hài hòa, cũng như đối với con người âm dương cân bằng  thì cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Mất ngủ được coi là một dạng mất cân bằng âm dương có thể do quá nhiều năng lượng dương hoặc quá nhiều năng lượng âm. Vì vậy, tập luyện những động tác yoga phù hợp có thể khắc phục được sự chênh lệch này, để giúp các mẹ sau sinh lấy lại giấc ngủ thư giãn.

Sau đây là các bài tập Yoga chữa mất ngủ, các mẹ có thể xem chi tiết trong bài viết này:  6 tư thế yoga đơn giản cho mẹ bỉm sữa giúp cải thiện thiện giấc ngủ hiệu quả.

Để giúp phụ nữ sau sinh có một tinh thần tỉnh táo và một cơ thể khỏe mạnh, các bạn có thể tham khảo ý kiến trong bài viết xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, thời gian biểu nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt chuyên khoa khuyên các chị em nên sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần thiên nhiên an toàn để cải thiện giấc ngủ một cách có hiệu quả tiêu biểu là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình An nano.

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến