Các loại thuốc điều trị đau nửa đầu bạn cần biết

Các loại thuốc điều trị đau nửa đầu bạn cần biết 1

Thuốc điều trị đau nửa đầu được chia làm 2 loại chính:

  • Loại thứ nhất: là nhóm thuốc điều trị cấp tính để cắt giảm cơn đau nhanh chóng. Loại thuốc này được sử dụng càng sớm thì càng cho hiệu quả cao.
  • Loại thứ hai: là các nhóm thuốc dùng để phòng ngừa, làm giảm tần suất và mức độ cơn đau về lâu về dài.

Thông tin chi tiết về các loại thuốc điều trị đau nửa đầu được cung cấp trong bài viết dưới đây:

Loại 1: Thuốc điều trị cắt cơn đau

Tùy thuộc vào mức độ đau, tần suất xuất hiện cơn đau và tình trạng nặng nhẹ cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau khác nhau. Đối với thuốc điều trị cấp tính đau nửa đầu thì gồm có các nhóm nhỏ sau đây:

Nhóm thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs)

Các loại thuốc này bao gồm:

  • Aspirin (không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi)
  • Naproxen ( Naprosyn , Anaprox, Anaprox DS)
  • Ibuprofen (Motrin)
  • Acetaminophen ( Tylenol )

Thuốc chủ yếu được sử dụng theo đường uống, có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc này kết hợp cùng thuốc thuốc chống nôn như Metoclopramide (thuốc này không dùng cho trẻ nhỏ) hay Domperidone.

Lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDs có thể khiến cho cơn đau tồi tệ hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ khác như:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Đau tim
  • Hại thận

Nhóm thuốc Triptans

Sự co thắt mạch máu bất thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau nửa đầu. Các thuốc Triptans khi vào trong cơ thể có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não khiến các mạch máu giãn nở và chấm dứt cơn đau.

Thuốc nhóm Triptans thường được sử dụng để cắt giảm cơn đau nửa đầu ở mức độ vừa và nặng. Đồng thời sử dụng thuốc Triptans góp phần làm giảm các triệu chứng khác như là buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn – ánh sáng.

Triptans có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt mũi, thuốc tiêm và thuốc đặt dưới lưỡi.

Các loại thuốc Triptans phổ biến bao gồm:

  • Almotriptan (Axert)
  • Eletriptan (Relpax)
  • Frovatriptan (Frova)
  • Naratriptan (Amerge)
  • Zolmitriptan (Zomig)
  • Rizatriptan (Maxalt, Maxalt-MLT)
  • Sumatriptan và naproxen (Treimumet)

Người sử dụng thuốc giảm đau nửa đầu Triptans có thể gặp phải một số tác dụng phụ như là:

  • Ngứa hoặc tê ngón chân
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Tức ngực hay khó chịu ở lồng ngực, cổ họng

Khuyến cáo:

Những người có vấn đề về tim hoặc có nguy cơ bị đột quỵ nên tránh sử dụng nhóm thuốc Triptans. Trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được sử dụng loại thuốc này.

Vào năm 2016, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra cảnh báo rằng: Việc kết hợp thuốc Triptans với các thuốc có chứa chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine chọn lọc (SNRI) có thể khiến cho lượng serotonin trong cơ thể tăng quá mức (thường được gọi là hội chứng serotonin) làm huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể tăng nhanh đe dọa tới tính mạng người sử dụng.

Cụ thể, nhóm thuốc SSRI bao gồm:

  • Citalopram (Celexa)
  • Escitalopram (Lexapro)
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Fluvoxamine (Luvox )
  • Olanzapine / fluoxetine (Symbyax)
  • Paroxetine (Paxil)
  • Sertraline (Zoloft)

SNRI bao gồm:

  • Duloxetine (Cymbalta)
  • Venlafaxine (Effexor)
  • Sibutramine (Meridia)

Nhóm thuốc Ergotamines

Ergotamines là nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu ở mức độ nghiêm trọng.

Ergotamines có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc đặt dưới lưỡi, thuốc xịt mũi, thuốc tiêm. Chúng thường được dùng ngay khi dấu hiệu đau xuất hiện. Ở một số trường hợp, người bệnh  có thể cần uống thêm một liều nữa sau 30 phút nếu cơn đau vẫn tái diễn.

Các loại thuốc Ergotamines chủ yếu là:

  • Dihydroergotamine (DHE-45, Migranal)
  • Methysergide (Sansert)
  • Methylergonovine (Methergine)
  • Ergotamine (Ereimar)
  • Ergotamine và caffeine (Cafatine, Cafergot, Cafetrate, Ercaf, Migergot, Wigraine)

Mặc dù có hiệu quả nhanh nhưng nhóm thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hạ huyết áp. Những bà mẹ mang thai hoặc cho con bú không được sử dụng thuốc nhóm Ergotamines vì chúng có nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Lưu ý:

  • Bệnh nhân bị bệnh tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp, người bị nhiễm khuẩn thì không nên dùng Ergotamines.
  • Ergotamines cũng có thể tương tác tiêu cực với các loại thuốc khác, bao gồm cả thuốc chống nấm và thuốc kháng sinh.
  • Không được điều trị cùng lúc thuốc nhóm Ergotamin với Triptans.

Nhóm thuốc Opioids

Nếu việc sử dụng thuốc Ergotamines hoặc Triptans không giúp bệnh nhân khắc chế cơn đau nửa đầu thì bác sĩ có thể kê thêm nhóm thuốc Opioids -có tác dụng mạnh hơn nhiều lần các nhóm thuốc trước đó.

Nhóm thuốc Opioids gồm có:

  • Codein
  • Morphin
  • Meperidine (Demerol)
  • Oxycodone (OxyContin)

Thuốc giảm đau Opioids có nguy cơ gây nghiện nghiêm trọng, vì vậy chúng thường được kê đơn với liều thấp và hết sức thận trong trước khi sử dụng.

Loại 2: Thuốc phòng ngừa đau nửa đầu

Khi chứng đau nửa đầu có xu hướng tái diễn nhiều lần trong tuần, hoặc trở thành mãn tính thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được kê thêm 1 toa thuốc phòng ngừa. Điều này giúp giảm tần suất và cường độ của cơn đau về lâu dài.

Những loại thuốc này thường được sử dụng hằng ngày, chúng có thể chỉ là một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều nhóm thuốc khác nhau. Thuốc phòng ngừa đau nửa đầu không có tác dụng giảm đau ngay lập tức như thuốc điều trị cấp tính mà phải sau vài tuần hoặc vài tháng thì mới có hiệu quả.

Thực tế, hiện nay chưa hề có loại thuốc chuyên biệt nào để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Mà người bệnh thường được chỉ định sử dụng một vài loại thuốc loại thuốc như: thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc cho bệnh nhân huyết áp…để phòng ngừa căn bệnh này.

Nhóm thuốc CGRP

Thuốc đối kháng CGRP là nhóm thuốc mới nên hiện chưa phổ biến. Chúng hoạt động trên peptide liên quan đến gen calcitonin (CGRP)-  một loại protein được tìm thấy xung quanh não. CGRP có liên quan đến cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Nhóm thuốc này có khả năng giãn mạch giúp làm giảm cơn đau ở những bệnh nhân bị đau nửa đầu, rối loạn tiền đình.

Nhóm thuốc này gồm có:

  • Erenumab ( Aimovig )
  • Fremanezumab (Ajovy)

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Nhóm thuốc này gồm có:

  • Thuốc ức chế ACE: Lisinopril ( Prinivil / Zestril )
  • Thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II (ARBS): Candesartan ( Atacand )
  • Thuốc chẹn beta: Atenolol (Tenormin), Timolol (Blocadren), Metoprolol (Toprol XL), Nadolol (Corgard),Propranolol

Các loại thuốc thuốc chẹn beta làm giảm tác dụng của hormone gây căng thẳng lên tim và mạch máu giúp giảm cả tần suất và cường độ của chứng đau nửa đầu.

Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta có thể bao gồm: buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, lo âu

Thuốc chẹn canxi

Nhóm thuốc này gồm có:

  • Diltiazem ( Cardizem, Cartia XT, Dilacor, Tiazac )
  • Nimodipin ( Nimotop )
  • Verapamil ( Calan, Covera, Isoptin, Verelan )

Thuốc chẹn kênh canxi là thuốc huyết áp điều tiết sự co thắt và giãn nở của mạch máu của bạn có tác dụng nhất định trong việc kiểm soát và làm giảm chứng đua nửa đầu.

Tác dụng phụ của thuốc chẹn kênh canxi có thể bao gồm: táo bón, giảm huyết áp, chóng mặt, tăng cân.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau trong não bộ, bao gồm cả serotonin. Sự gia tăng serotonin có thể làm giảm viêm và co thắt các mạch máu, giúp giảm đau nửa đầu.

Một số thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu là:

  • Amitriptyline (Elavil, Endep)
  • Imipramine (Tofranil)
  • Fluoxetine (Prozac, Sarafem)
  • Venlafaxine (Effexor)
  • Nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor)
  • Paroxetine (Paxil, Pexeva)
  • Sertraline (Zoloft)

Sử dụng thuốc chống trầm cảm thường xuyên có thể làm giảm ham muốn tình dục và tăng cân ở nhiều người.

Thuốc chống co giật

  • Topiramate (Topamax)
  • Gabapentin
  • Levetiracetam (Keppra)
  • Pregabalin (Lyrica)
  • Tiagabine (Gabitril)
  • Valproate (Depakene)
  • Zonisamid
  • Divalproex natri (Depakote Sprinkle Capsules , Depakote, Depakote ER ) – thuốc này không nên sử dụng ở những người mắc bệnh gan hoặc tuyến tụy.

Thuốc chống co giật thường sử dụng để chống co giật cho những người bị động kinh. Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng lâu dài để làm giảm bớt các triệu chứng đau nửa đầu mãn tính bằng cách làm dịu các dây thần kinh hoạt động quá mức trong não bộ.

Các loại thuốc chống có nguy cơ gây ra một vài tác dụng phụ như là: tiêu chảy, tăng cân, buồn ngủ, buồn nôn, suy giảm thị lực, chóng mặt.

Tiêm botox

Botox là một loại thuốc được điều chế từ độc tổ của một loại vi khuẩn có tên là Botulinum. Botox rất phổ biến trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ vì nó được sử dụng để làm tê liệt hoặc suy yếu hoạt động của một số cơ nhỏ trên khuôn mặt giúp trẻ hóa làn da, xóa mờ vết nhăn.

Tiêm Botox cũng là một biện pháp để phòng ngừa và làm giảm chứng đau nửa đầu. Botox thường được tiêm tại một vùng nhất đinh trên mặt hoặc cổ, thời gian tiêm lại lần tiếp theo là sau 3 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng rộng rãi vì chi phí khá tốn kém.

Tác dung phụ của thuốc điều trị đau nửa đầu khá nhiều. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên tham khảo thêm một số mẹo dân gian giảm đau nửa đầu hiệu quả tại nhà: Hướng dẫn 5 cách giảm đau nửa đầu không cần dùng thuốc

***

Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược quý hiếm để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện triệu chứng của bệnh đau nửa đầu là một bước cải tiến đột phá mới.

Tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyên phó Viện trưởng Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là người đã ứng dụng công nghệ Nano Solid-Lipid để tách chiết các thành phần quý trong Tam thất, Bạch quả và Hoa Hòe giúp các bệnh nhân cải thiện chứng đau nửa đầu hiệu quả.

Bằng công nghệ này, các hoạt chất Saponin (trong Tam Thất), Flavon Glycosid (trong cây Bạch Quả), Rutin (trong Hoa hòe) sẽ được bào chế ở dạng Nano với kích thước phân tử siêu nhỏ (<16 nm) giúp cải thiện độ tan, sinh khả dụng và tăng khả năng nhắm đích. Từ đó, các hạt Nano này gần như được hấp thu hoàn toàn. Chúng sẽ di chuyển vào tận sâu mô tế bào bị bệnh để phát huy tác dụng ở cấp độ tế bào.

Tiêm botox 1

Sự kết hợp 3 thành phần dược liệu quý cùng công nghệ bào chế Nano hiện đại giúp sản phẩm Bình An Nano có một tác dụng toàn diện, mạnh mẽ trong điều trị và phòng ngừa chứng đau nửa đầu.

Ngoài tác dụng đối với bệnh nhân bị đau nửa đầu, sản phẩm còn có hiệu quả tích cực trong các trường hợp bị rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung, điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đồng thời giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não…

Bình An Nano – an não, bình tâm từ dược liệu Nano, giải pháp mới kiểm soát hiệu quả chứng đau nửa đầu!

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm các bạn vui lòng xem TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về sản phẩm Bình an Nano hoặc tư vấn về bệnh đau nửa đầu, quý vị vui lòng liên hệ tới tổng đài 0914 674 0220914 307 022 (miễn phí cước)

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm:

Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến